Mắt bão là gì? Mắt bão có nguy hiểm không

Bão là một trong những hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra trong mỗi năm. Khi bão phát triển thì gió càng trở nên mạnh, và mưa rất dữ dội. Cùng với sự phát triển của bão, mắt bão xuất hiện. Vậy mắt bão là gì? Mắt bão có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được Biết Tuốt chia sẻ chi  tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Mắt bão là gì?

Mắt bão là gì
Mắt bão là gì

Để hiểu mắt bão, trước hết ta cần phải hiểu rõ bão là gì và bão hình thành như thế nào. Bão tiếng anh gọi là Storm. Bão là hiện tượng thời tiết cực đoan, tức khí quyển ở trong trạng thái bị nhiễu động, thường có gió mạnh và mưa lớn. Điều kiện hình thành bão phải có đủ 3 yếu tố là độ ẩm, nhiệt độ và động lực để tạo xoáy.

Bão gồm các thành phần là các dải mưa giông ở viền ngoài và mắt bão ở chính giữa được bao sát bởi thành mắt bão.

Mắt bão hay còn được gọi là tâm bão. Nằm ở vị trí trung tâm của các xoáy thuận nhiệt đới cường độ mạnh. Mắt bão được sinh ra khi cơn bão đang được hình thành. Các dải mây giông ngày càng nhiều và tạo thành một tâm ở giữa.

Mắt bão có nguy hiểm không?

Mắt bão có nguy hiểm không
Mắt bão có nguy hiểm không

Không phải tự nhiên mà mắt bão lại được ví là đôi mắt giận dữ của bầu trời. Mắt bão chính là hiện tượng tự nhiên vô cùng nguy hiểm và rất khó có thể tiếp cận.

Tâm bão  giống như cái ống được xây bằng mây, bên trong hầu như ít gió, ít mây và không có mưa nhiều. Vì vận tốc chuyển động càng nhanh của các khối khí ngoài vòng tạo ly tâm cực lớn nên không khí không còn vào được trung tâm mắt bão nữa. Làm cho áp suất không khí giảm xuống. Do đó mà ở trong tâm bão thường có trời quang mây tạnh. Thậm chí buổi tối còn có thể thấy được trăng sao. Trong khi không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước, bốc hơi thành những đám mây xám xịt và gây mưa nhiều.

Tuy nhiên, mắt bão sẽ cực kỳ dữ dội khi ở trên đại dương biển cả. Nhưng so với vòng ngoài tâm bão, nơi đây vẫn sẽ ít mưa và mây giông hơn.

Một Số Đặc Điểm Của Mắt Bão

Mắt bão kép
Mắt bão kép

Mắt bão thường có độ rộng khoảng 40 – 65 km. Nhưng trong lịch sử,  cơn bão Carmen năm 1960 được ghi nhận là có vùng tâm bão rộng lên đến khoảng 320 km. Con mắt càng rộng bao nhiêu thì cơn bão càng lớn bấy nhiêu.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ cơn bão rất mạnh mà mắt lại nhỏ xíu như cái lỗ kim vậy. Hoặc trường hợp cơn bão Isabel đã từng diễn ra ở Đại Tây Dương – là siêu bão cấp 5. Nó có con mắt chỉ rộng trung bình từ 65 đến 80 km được duy trì trong nhiều ngày.

Hình dạng của mắt bão thường là vòng tròn xoáy đối xứng, nhưng cũng có những dạng khác như hình bầu dục, hoặc thuôn dài – nói chung là có nhiều hình dạng bất định.

Không phải cơn bão nào chỉ sinh ra có một con mắt. Đã có hiện tượng gọi là chu trình thay thế mắt bão ở những cơn bão yếu . Khi bão đang diễn ra, bỗng dưng xuất hiện một mắt bão thứ hai lớn hơn. Bao quanh lại mắt bão ban đầu – lúc này gọi là “ hai mắt bão đồng tâm ”. Sau đó cái thứ hai nuốt trọn cái một,  hình thành một mắt to hơn, ổn định hơn.

Thậm chí có bão còn tới hai con mắt mà chẳng đứa nào nuốt đứa nào cả. Đó  gọi là cơn bão có “ hai mắt kép ”. Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp. Do sự chuyển động phức tạp của tầng khí quyển trong cơn bão nảy sinh ra hai vùng tâm di chuyển song song với nhau.

Và trên thế giới cũng đã có cơn bão với hai mắt song sinh như vậy – cơn bão Wilma năm 2005 ( một siêu bão có sức gió lên đến 295 km/h )

Xem thêm:

Hiện tượng mưa đá là gì? Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá

Top 5 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú độc đáo

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: