Mục Lục
Giỗ tổ Hùng Vương là gì?
Giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm bày tỏ sự tưởng nhớ và lòng biết ơn sâu sắc tới các vị vua Hùng – những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã có công dựng nước.
Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm tại Đền Hùng – Phú Thọ. Đây là dịp để con cháu từ khắc mọi miền đổ về để dâng hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vị vua đã dựng nước, giữ nước.
Nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3
Theo truyền thuyết kể lại rằng, xưa Kinh Dương Vương có sinh được một người con trai, nối ngôi vua lấy niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân gặp được Âu Cơ, hai người đã sinh ra được 1 bọc trăm trứng và để ra được 100 người con. Trong một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp rất khó”. Chính vì vậy mà sau đó, 50 người con đã theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ xuống núi.
Trong 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, Hùng Vương là con trưởng đã được cua cha truyền ngôi, Trải qua 18 đời Hùng Vương, Hùng Vương đời thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương.
Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương mùng 10-3 có ý nghĩa gì?
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3” Đã từ rất lâu đời, cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, triệu triệu trái tim con người Việt Nam đều hướng về cội nguồn của dân tộc để bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến công sức lớn lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đây là truyền thống uống nước nhớ nguồn mà đã trải qua không biết bao nhiêu thế hệ vẫn được giữ gìn tốt đẹp cho đến tận ngày nay.
Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương đang đến rất gần, đây không chỉ là ngày hội tụ của cả dân tộc, mà còn là ngày để chúng ta – mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam.
UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là đặc sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 6-12-2012. Ý nghĩa của ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nguồn của dân tộc mà giờ đây còn trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam trước anh em, bạn bè quốc tế.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 vào ngày nào?
Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 rơi vào ngày thứ năm 18 tháng 4 năm 2024 dương lịch tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Đây là ngày làm việc bình thường nên người lao động sẽ chỉ được nghỉ lễ 1 ngày mà vẫn được hưởng lương.
Các hoạt động trong ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3
Ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là một dịp quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thường được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa và tôn giáo để tưởng nhớ và tôn vinh các vị vua Hùng và tổ tiên.
Đền Hùng tại Phú Thọ là nơi linh thiêng và tổ chức lễ hội truyền thống của ngày giỗ tổ Hùng Vương với các hoạt động dâng hương, cúng tế, diễu hành, và các nghi lễ khác để tôn vinh, tưởng nhớ đến các vị vua Hùng
Để bày tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn, người dân cũng có thể thăm các địa điểm lịch sử và di tích thờ cúng vua Hùng và dòng dõi Hồng Bàng
Ngoài các lễ hội truyền thống, ngày giỗ tổ Hùng Vương cũng có thể có các hoạt động văn hóa như biểu diễn nghệ thuật, triển lãm văn hóa, hoặc các chương trình giáo dục về lịch sử và truyền thống dân tộc.
Nhiều gia đình cũng tổ chức các buổi lễ cúng tế tại nhà để tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại một số ngôi đền ở Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam, và có nhiều ngôi đền thờ Vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn cũng như tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam
Đền Hùng (Phú Thọ): Đây là ngôi đền lớn nhất và nổi tiếng nhất tại Việt Nam, được coi là nơi linh thiêng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Mỗi năm vào ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương, hàng nghìn người dân từ khắp nơi tới tham dự các nghi lễ và lễ hội tại đây.
Đền Hùng Gia Lâm (Hà Nội): Đây là một trong những ngôi đền lớn ở Hà Nội, được coi là nơi tôn vinh các vị vua Hùng. Mỗi năm vào ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương, nhiều người dân địa phương tới đây để cúng tế và dâng hương.
Đền Hùng Sóc Sơn (Hà Nội): Nằm ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đây cũng là một trong những địa điểm quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Người dân thường tới đây để cầu khẩn và mong ước cho sự an lành và thịnh vượng.
Ngoài các đền nổi tiếng ở Phú Thọ và Hà Nội, còn có nhiều ngôi đền khác ở các tỉnh thành khác trong cả nước, nơi mà người dân địa phương tôn vinh và thờ cúng các vị vua Hùng theo tín ngưỡng dân gian.
Xem thêm:
Tiết lộ lễ Vu Lan, Rằm tháng 7 là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và làm gì để báo hiếu cha mẹ?