Gừng càng già càng cay nghĩa là gì?

Bé đến lớn hẳn ai cũng từng nhiều lần nghe câu: “Gừng càng già càng cay” , và có khá nhiều bạn chưa hiểu hết ý nghĩa câu nói này, Hôm nay hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu căn nguyên nguồn cội và ý nghĩa câu thành ngữ “Gừng càng già càng cay” nhé!

Gừng càng già càng cay nghĩa là gì
Gừng càng già càng cay nghĩa là gì
  1. “Gừng càng già càng cay” Về nghĩa đen:

Gừng càng già càng cay nếu hiểu theo nghĩa đen thì vô  cùng đơn giản và dễ hiểu, chúng ta đều biết Gừng có danh pháp khoa học là Zingiber officinale –  là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó được William Roscoe đặt danh pháp chính thức năm 1807. Gừng được trồng khắp nơi trên thế giới và là loại gia vị không thể thiếu ở nhiều quốc gia, Gừng có vị cay, Các chất chính tạo độ cay của gừng là các hợp chất phenol không bay hơi như gingerol, gingeridion và shogaol. Cả thân và lá Gừng có mùi thơm đặc trưng và đều được sử dụng làm gia vị chứ ko riêng gì củ gừng nhé các bạn.

Quay lại với câu nói “Gừng càng già càng cay” ở đây ám chỉ củ Gừng nếu để càng lâu, càng già thì vị càng cay, cũng giống như một số loại hoa quả càng chín thì càng ngọt đó.

Nhưng hầu hết ít ai sử dụng câu nói này để hiểu theo nghĩa đen, mà đa phần để nói bóng, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nghĩa bóng là gì nhé

2. “Gừng càng già càng cay” Theo nghĩa bóng

Người ta bảo, sống lâu thì cái gì cũng biết, người trưởng thành trải qua nhiều tran truân, vất vả và trải nghiệm mọi điều, Gừng càng già ý nói con người càng sống lâu, càng trải nghiệm nhiều, đi nhiều, biết nhiều, học nhiều,.. có nhiều kinh nghiệm sống,  thì càng cay, có nghĩa là người đó càng hiểu biết, càng có nhiều kinh nghiệm trong cách tình huống cần xử lý, đó là những bài học họ đã rút ra được từ quá trình trưởng thành, va vấp xã hội, và thường thì họ có cách xử lý đúng đắn, khôn ngoan hơn những người còn trẻ người non dạ.

Cũng có câu: “Trứng mà đòi khôn hơn vịt” cũng mang ý nghĩa 1 phần tương đồng với câu “Gừng càng già càng cay” – Trứng đại diện cho người trẻ, người ít hiểu biết và chưa được va chạm, cũng giống như Gừng non, chưa đủ độ “cay” trong cuộc sống. Còn Vịt cũng giống như :Gừng già” có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và từng trải hơn.

2 câu này khác nhau ở chỗ, câu Trứng mà đòi khôn hơn vịt có ý mỉa mai những người trẻ tưởng mình khôn ngoan, giỏi giang hơn những người già, còn “Gừng càng già càng cay” lại có ý nghĩa đề cao kinh nghiệm, cách xử lý của những người già.

Người già chưa hẳn đã là gừng già

Câu này cần hiểu theo ý nghĩa rộng hơn tức là trong công việc, những người có thâm niên cao hơn, học hỏi trải nghiệm được nhiều hơn mới là Gừng già, chứ không phải xét theo tuổi tác, ví dụ trong 1 xưởng điêu khắc có người 35 tuổi nhưng có tới 15 năm kinh nghiệm, thì vẫn được coi là Gừng già hơn người 50 tuổi mới vào nghề mấy tháng.

Gừng càng già càng cay là gì

“Gừng càng già càng cay”, người càng trải nhiều càng giàu kinh nghiệm. Đây cũng là một điều bình thường trong cuộc sống. Khi bạn gặp một vấn đề nan giải, bạn sẽ khó khăn và hoang mang khi đứng trước nó. Nhưng khi gặp lại nó lần hai, bạn hoàn toàn có thể giải quyết một cách trơn tru. Vậy nên, người sau phải học người trước là như thế. “Già” trong câu tục ngữ trên có thể đang nói về tuổi tác hoặc không phải, “già” còn có nghĩa là già dặn kinh nghiệm. Nhưng già dặn trong cách sống, cách giải quyết khó khăn chứ không hẳn là già trong tuổi đời.

Câu tục ngữ này ý nhắc chúng ta làm việc gì cũng nên cẩn trọng và kỹ lưỡng. Nếu có thể, hãy tham khảo những người đi trước. Lẽ dĩ nhiên, người đi trước này cũng phải được chọn lọc cẩn thận vì có người này người khác mà. Nghe lời những bậc tiền bối là không sai nhưng chúng ta cũng phải suy xét và dùng lý trí của mình để phán đoán. Kết hợp giữa phân tích của bản thân và những chia sẻ quý giá của người đi trước, chắc chắn sẽ giúp bạn rút ngắn con đường đi đến thành công.

Kết luận:

“Gừng càng già càng cay” là 1 câu thành ngữ rất hay để đề cao những người già kinh nghiệm, già tuổi tác, Mỗi chúng ta sống trong xã hội này, hãy cố gắng học hỏi, trao dồi kiến thức, kinh nghiệm, để có thể xử lý tốt những tình huống, giúp những người trẻ sống tốt hơn, làm cho xã hội văn minh, hiện đại hơn. Hãy lắng nghe những lời khuyên chân thành của những người già, bởi họ đã trải qua rất nhiều gian nan khổ cực để đúc rút được ra những kinh nghiệm quý báu đó. Chúc các độc giả của Biết Tuốt luôn biết khiêm nhường, chăm chỉ chịu khó tu luyện bản thân để sớm trở thành Gừng già nhé!

Xem thêm:

“Nước chảy chỗ trũng” là gì?

“Mưa dầm thấm lâu” là gì? Sử dụng khi nào?

4.4/5 (14 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: