“Nước chảy chỗ trũng” là gì?

“Nước chảy chỗ trũng” là câu thành ngữ quen thuộc trong dân gian Việt Nam, Vậy bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ này chưa? hãy tìm hiểu cùng Team Biết Tuốt nhé!

Nước chảy chỗ trũng theo nghĩa đen:

Trái đất có trọng lực,và tất cả những vật có khối lượng đều sẽ có xu hướng dịch chuyển đến vị trí gần tâm trái đất nhất, nước là chất lỏng có khối lượng nên cũng không là ngoại lệ, và nước chảy chỗ trũng dường như là điều hiển nhiên bởi chỗ trũng bao giờ cũng sẽ gần tâm trái đất hơn chỗ cao, và khi đó, chỗ khô càng khô và chỗ ngập càng ngập cái này thì không có gì phải bàn rồi. Chúng ta cùng xem xét khía cạnh khác

Nước chảy chỗ trũng
Nước chảy chỗ trũng

Nước chảy chỗ trũng theo nghĩa bóng:

Chính xác thì câu thành ngữ này chủ yếu để chỉ nghĩa bóng, từ thời xa xưa các cụ đã nói để ám chỉ về sự giàu nghèo, phân biệt giai cấp. Trong xã hội thời bấy giờ thì người giàu càng giàu thêm mà người nghèo thì ngày càng khó khăn, tức nói các quan thời xưa vơ vét của cải của dân, bóc lột sức lao động của dân, khiến tầng lớp quan tham ngày càng giàu, người dân thì muôn đời nghèo khó,.

Câu nói nước chảy chỗ trũng không chỉ đúng ở thời đại bấy giờ, mà đến nay nó vẫn còn được nhìn thấy rộng khắp, các quốc gia, các tập đoàn thống trị được thừa hưởng nền tảng tốt nên khi áp dụng khoa học, công nghệ thường sẽ giàu lên nhanh chóng, tức là họ đã giàu còn giàu thêm, còn tầng lớp nông dân mặc dù cuộc sống đã được ổn định không còn đói khổ nhưng để làm giàu với những người nông dân lao động chân tay là rất khó.

Người giàu và người nghèo
Người giàu và người nghèo

Lấy ví dụ để các bạn dễ hình dung hơn về “Nước chảy chỗ trũng”

  • Việt Nam có 64 tỉnh thành khác nhau, nhưng có tỉnh rất nghèo, có tỉnh lại rất giàu có, điều đó là bởi các chính sách phát triển của nhà nước tập trung vào các hướng khác nhau, các tỉnh ven thủ đô như Bắc Ninh, Hải phòng, Vĩnh phúc được rất nhiều nhà máy nước ngoài đầu tư rót tiền xây dựng thành các khu công nghiệp, đồng thời cũng được nhà nước tạo rất nhiều điều kiện ưu ái từ phía nhà nước như về thuế quan, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị… tức là họ đã được cái lọ còn được cả cái chai. Trong khi đó rất nhiều tỉnh miền núi, trung du còn rất nghèo nàn, lạc hậu thì không có được sự quan tâm, nhiều nơi trẻ con còn phải bơi qua sông hoặc băng qua rừng để đi học, người dân còn phải ăn ngô ăn sắn… Đấy gọi là nước chảy chỗ trũng
5/5 (15 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: