Nhiệt độ mặt trời là bao nhiêu độ C? Làm sao đo nhiệt độ mặt trời?

Mặt trời là ngôi sao lớn nhât trong hệ mặt trời của chúng ta, nó ngôi sao trung tâm của hệ, chiếm đến 99,8% tổng khối lượng của toàn hệ mặt trời, gấp đến 330.000 lần khối lượng của trái đất, và cách xa trái đất đến 150 triệu km, Ánh sáng từ mặt trời để đến được trái đất phải mất tới 8 phút 19 giây và mang theo năng lượng khổng lồ để duy trì sự sống cho cả hành tinh này. Vậy có khi nào bạn thắc mắc: Nhiệt độ ở mặt trời là bao nhiêu độ C? mặt trời bao nhiêu độ? và làm thế nào người ta đo được nhiệt độ của mặt trời? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Làm sao đo được nhiệt độ mặt trời
Làm sao đo được nhiệt độ mặt trời

Mặt trời nóng bao nhiêu độ C?

Theo các nghiên cứu khoa học, nhiệt độ bề mặt mặt trời vào khoảng 5.537 độ C, trong khi đó nhiệt độ bên trong lõi của Mặt Trời lên đến khoảng 15 triệu độ C. Năng lượng được sinh ra từ lõi Mặt Trời về cơ bản giải phóng ra nhiệt và ánh sáng mà chúng ta thường nhận được từ Trái Đất. Theo ước tính, năng lượng được sinh ra từ Mặt Trời tương đương với năng lượng khi cho nổ 100 tỷ tấn thuốc nổ. Điều đó thật khủng khiếp, con người chúng ta chỉ cần ở trong điều kiện 100 độ C là đã đủ trở thành tảng thịt nướng rồi, vậy làm sao con người tính được nhiệt độ hàng triệu độ C ở Mặt Trời? có ai đã đến Mặt Trời để đo nhiệt độ ở đó?

Nhiệt độ mặt trời là bao nhiêu
Nhiệt độ mặt trời là bao nhiêu

Chắc chắn là không rồi, chưa có 1 thiết bị nào giúp chúng ta có thể đặt chân lên mặt trời mà có thể quay về, vì theo khoa học hiện đại, Loại kim loại khó nóng chảy nhất hiện nay là Wolfram. Nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Tungsten, Vonfram với số nguyên tử là 74. Nhiệt độ nóng chảy của Kim loại Wolfram là 3.422 độ C cũng thể trụ vững khi bay tới gần mặt trời.

Làm thế nào đo được nhiệt độ mặt trời?

Khác với cách chúng ta thường là là đo nhiệt độ bằng nhiệt kế, thì trong khoa học vũ trụ, người ta đo nhiệt độ các ngôi sao, hành tinh bằng cách đo và quan sát các bức xạ và quang phổ của chúng, để từ đó đưa ra kết quả mang tính tương đối chính xác.

Cấu trúc của mặt trời
Cấu trúc của mặt trời

Từ rất sớm nhà thiên văn Nga Sailasji đã từng làm một thí nghiệm rất lý thú. Ông dùng một thấu kính lõm đường kính 1 m hướng về Mặt Trời, ở tiêu điểm của kính nhận được một ảnh Mặt Trời to bằng đồng xu. Khi ông đặt một miếng kim loại vào tiêu điểm của kính lõm, miếng kim loại rất nhanh bị uốn cong rồi nóng chảy. Ông phát hiện nhiệt độ ở tiêu điểm khoảng 3.500 °C. Giáo sư Sailasji cho rằng nhiệt độ trên Mặt Trời dù sao cũng không thể thấp hơn 3.500 °C.

Thí nghiệm của Sailasji không những làm sáng tỏ câu đố về nhiệt độ Mặt Trời mà đồng thời còn cung cấp cho ta một gợi ý quan trọng: nhiệt độ Mặt Trời có thể đo được thông qua bức xạ của nó. Và bạn cần hiểu Bức Xạ và Quang Phổ là gì để hiểu được nó.

Mặt Trời không ngừng chiếu sáng và phát nhiệt trong không gian quanh nó, nhưng mãi đến đầu thế kỷ XIX người ta còn chưa biết được nhiệt lượng bức xạ của Mặt Trời là bao nhiêu. Thập kỷ 30 của thế kỷ XIX người ta lại tiến hành một lần thí nghiệm khác. Kết quả chứng tỏ, ở vùng biên bầu khí quyển quanh mặt đất, trên diện tích 1 cm2 mỗi phút có thể thu được một nhiệt lượng là 8,15 jun. Đại lượng này được gọi là “hằng số Mặt Trời”.

Nhiệt lượng Trái Đất nhận được chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng bức xạ của Mặt Trời. Mặt Trời mỗi giây phát vào trong không gian khoảng 380 triệu tỉ tỉ jun. Nếu chia con số này cho diện tích bề mặt Mặt Trời thì ta có thể biết được: trên diện tích 1 cm2 của bề mặt Mặt Trời mỗi phút bức xạ một năng lượng khoảng 6000 jun.

Chỉ biết được lượng bức xạ của bề mặt Mặt Trời vẫn chưa thể biết được nhiệt độ của Mặt Trời mà còn phải biết được mối quan hệ giữa tổng lượng bức xạ với nhiệt độ của nó. Giữa thế kỷ XIX, người ta còn chưa biết được mối quan hệ này, vì vậy hồi đó tính nhiệt độ Mặt Trời không chính xác, có người cho rằng nó là 1500 °C, có người nói từ 500 triệu đến 1 tỉ °C.

Năm 1879 nhà vật lý úc Sterfan đã chỉ rõ sự bức xạ của vật thể tỉ lệ với luỹ thừa 4 nhiệt độ của nó. Căn cứ mối quan hệ này và những kết quả đo bức xạ Mặt Trời có thể tính ra nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 6000 độ.

Nhiệt độ của Mặt Trời còn có thể căn cứ vào màu sắc của nó để tính ra. Khi một miếng kim loại được gia nhiệt trong lò, cùng với nhiệt độ tăng cao màu sắc của nó cũng không ngừng biến đổi: ban đầu là màu đỏ sẫm, sau đó biến thành màu đỏ tươi, vàng da cam, v.v.. Do đó khi một vật thể bị nung nóng thì mỗi loại màu có một nhiệt độ tương ứng nhất định. Ví dụ:Màu đỏ sẫm tương ứng với 600 °C.
Màu đỏ tươi 1000 °C.
Vàng da cam 3000 °C.
Vàng trắng 6000 °C.
Màu trắng 12000-15000 °C.
Trắng xanh trên 25000 °C.
Mặt Trời có màu vàng kim, xét đến sự hấp thu của tầng khí quyển Trái Đất thì màu sắc của Mặt Trời tương ứng với nhiệt độ khoảng 6000 °C.

Cần chỉ rõ rằng: nhiệt độ Mặt Trời thông thường mà ta nói đến đều là nhiệt độ tầng sáng bề mặt của Mặt Trời. Còn ở trung tâm thì nhiệt độ cao hơn nhiều, ước khoảng 15 triệu °C.

Có hành tinh nào nóng hơn cả mặt trời không?

Câu trả lời là có, trong vũ trụ có nhiều nơi còn nóng hơn cả Mặt Trời. Lý do được giải thích ngay dưới đây:

Các hành tinh trong hệ mặt trời
Các hành tinh trong hệ mặt trời

Mặt Trời nóng như vậy là vì khí ở trong lõi Mặt Trời cháy và biến một phần khí đó thành nguồn năng lượng cực kì lớn.

Mặt Trời là một ngôi sao, và những ngôi sao chúng ta nhìn thấy trong đêm cũng là những mặt trời có nhiều điểm giống với Mặt Trời của chúng ta. Một số ngôi sao đó to hơn Mặt Trời và cũng nặng hơn nữa, và tất nhiên là cũng nóng hơn rất nhiều. Có một số ngôi sao có nhiệt độ trong lõi lên đến hàng trăm triệu độ C nữa kia.

Túm lại, qua bài viết này chúng ta đã cùng trả lời các câu hỏi như: nhiệt độ mặt trời? mặt trời nóng bao nhiêu độ c? nhiệt độ bề mặt mặt trời là bao nhiêu? mặt trời bao nhiêu độ?….

Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy cho chúng tớ 1 like hoặc chia sẻ để mọi người cùng đọc nhé! Xin cảm ơn

Mời xem thêm:

Sự thật là những gì nhìn thấy trên bầu trời đêm đều là quá khứ

Tại sao sau cơn mưa lại có cầu vồng?

Hiện tượng mây ngũ sắc là gì?

5/5 (13 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: