Bạn luôn thắc mắc vì sao mình nghèo đến vậy? Tại sao họ giàu mà mình mãi nghèo? Hãy xem ngay những đặc điểm của một kẻ mãi mãi nghèo kiết xác dưới đây để hiểu lí do vì sao.
Mục Lục
- 1 Bản thân trì trệ hay quá lười sẽ biến bạn trở thành một kẻ mãi nghèo kiết xác
- 2 Coi trọng bản thân quá mức cho phép
- 3 Không biết cách sử dụng đồng tiền vốn có sẽ trở thành kẻ nghèo kiết xác
- 4 Nghèo nàn ngay từ trong suy nghĩ
- 5 Người nghèo cật lực kiếm tiền mà vẫn nghèo
- 6 Tư tưởng bị bó hẹp và lòng đố kỵ
Bản thân trì trệ hay quá lười sẽ biến bạn trở thành một kẻ mãi nghèo kiết xác
Lười – không chịu vận động theo xu thế phát triển của xã hội là một trong những lí do khiến bạn nghèo, mãi nghèo. Bạn hãy nhớ rằng nghèo đói không phải là một tội lỗi lớn. Mà cái tội ở đây chính là biết rõ mình nghèo nhưng thay vì phấn đấu thì lại chấp nhận sống chung với cái nghèo. Chính việc bạn lười tư duy, lười vận động nên bạn mới mãi mãi nghèo.
Có một thực tế rằng, người nghèo nhận lương theo đúng giờ công. Bạn có thường nghe ai đó nói rằng: “Tôi chăm chỉ hơn bất kì ai khác”, “Tôi xứng đáng được trả nhiều hơn thế”, “Tôi có bằng cấp từ trường danh tiếng nọ”, “Tôi thông minh và tài năng hơn”… không? Thực tế, chẳng ai quan tâm đến những lời khoe khoang đó đâu! Vấn đề là: Đến cuối cùng, bạn truyền đạt được bao nhiêu giá trị? Chính vì thế nên để trở thành một người giàu có, bạn cần biết cách làm tăng ngân sách của mình. Thay vì lãng phí thời gian rảnh, hãy biết đầu tư gì đó để nâng cao tài chính.
Coi trọng bản thân quá mức cho phép
Đây chính là điều kì cục nhất ở một số người. Mọi người sẽ làm gì khi họ vướng vào vấn đề tài chính? Họ phàn nàn. Có vô số thứ mà bạn có thể đổ lỗi, từ chính quyền tới sếp quản lí trực tiếp. Nhưng nếu được gợi ý hãy đọc và tìm hiểu những điều cơ bản về quản lí tiền bạc, anh ta sẽ cau có: “Đây là tiền của tôi và tôi biết cách quản lí nó!”. Nếu như đã biết rõ tất cả, vậy tại sao bạn luôn rỗng túi? Bạn có nhận ra khi người ta rơi vào một cuộc tranh cãi, họ luôn cố gắng chứng minh họ đúng, kể cả khi họ sai thay vì cố gắng tìm hiểu và học hỏi?
Khi bạn không có nhiều tiền thì mọi chi tiêu phải được tính toán thật kỹ lưỡng. Sai lầm của nhiều người là đã không có tiền nhưng lại tiêu xài phung phí. Đừng nghĩ rằng mình muốn khoe khoang với thiên hạ nên chi tiêu không biết kiềm soát. Khi khó khăn về tài chính thì đừng bận tâm về hai chữ ”sĩ diện”. Hãy sẵn sàng nói lời từ chối ở các cuộc vui và tập trung vào kế hoạch chi tiêu của bản thân. Sĩ diện hão chỉ khiến bạn đau đầu về tiền bạc mà thôi.
Không biết cách sử dụng đồng tiền vốn có sẽ trở thành kẻ nghèo kiết xác
Biết cách quản lí tiền nong không phải là tài năng thiên bẩm mà bạn phải học. Bạn đang kiếm tiền không có nghĩa là bạn sẽ biết cách quản lí tiền bạc hợp lí. Vấn đề đó là mọi người nghĩ rằng nếu họ bắt đầu quản lí tiền bạc, tự do của họ sẽ bị giới hạn. Họ không muốn bị hạn chế trong một ngân sách cố định hay cảm thấy khó khăn trước khi mua một món đồ. Cuối tháng, họ sẽ nhận lương và giờ họ muốn hưởng thụ.
Nhưng sự thật là: Nếu bạn không quản lí tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ có thể chủ động tài chính. Và sự thỏa mãn thiếu suy nghĩ ngắn hạn đó không phải là tự do thực sự đâu. Hơn nữa, mọi người nghĩ rằng họ cần kiếm tiền để có thể kiểm soát. Nếu như bạn không thể quản lí khoản lương hợp lí, làm sao bạn có thể quản lí một khoản gấp 10 hoặc gấp 100 lần như thế?
Và một sự thật nữa là kẻ nghèo kiết xác thường ham rẻ.Thực tế thì việc ham rẻ là điều tự nhiên của mỗi người. Nhưng thực tế thì người nghèo càng ham rẻ, mà ham rẻ đồng nghĩa với việc được nhỏ mà mất to.Thế nên người ta mới có câu: “Người nghèo tham hiện tại, người giàu muốn tương lai”. Sự khác biết giữa giàu và nghèo chính là nằm ở tầm nhìn của mỗi người.
Nghèo nàn ngay từ trong suy nghĩ
Bạn không có dũng khí, lúc nào bạn cũng sợ hãi, không dám lựa chọn con đường đi cho mình. Chính vì lúc nào bạn nghĩ mình không làm được nên kiếp nghèo của bạn mãi không thay đổi được. Điều khiến người nghèo thật nghèo chính là tâm lí nghèo nàn yếu ớt. Vậy một trong những hậu quả của điều đó là bạn không có tiền. Tin tốt là bạn có thể thay đổi tâm lí đó. Điều đó không có nghĩa là ngày hôm sau bạn sẽ ngồi trên một đống tiền nhưng dần dần, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ theo một cách khác, bạn sẽ suy nghĩ theo một cách khác. Thay vì than phiền mãi là một kẻ nghèo kiết xác bạn sẽ biết tận dụng những cơ hội mà bạn gặp được. Qua thời gian, bạn sẽ cải thiện được tình hình tài chính. Có câu nói: “Cách tốt nhất để giúp người nghèo là đừng trở thành một trong số họ”.
Người nghèo cật lực kiếm tiền mà vẫn nghèo
Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng bạn có nghĩ mình cần phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền không? Những thứ mà mọi người làm khi họ muốn kiếm tiền là: Họ làm việc chăm chỉ để được thăng tiến. Và nếu như không đủ, họ sẽ nghĩ đến việc tăng ca hay kiếm một công việc làm thêm. Vấn đề xảy đến là: Cho dù họ được trả bao nhiêu đi chăng nữa, đến cuối ngày, thời gian sẽ bị giới hạn.
Và người giàu hoàn toàn hiểu điều đó nên thay vì chăm chỉ làm việc kiếm tiền, họ để đồng tiền làm việc cho họ. Họ xem đồng tiền như một công cụ giúp họ kiếm được nhiều hơn chứ không chỉ là một mẩu giấy đơn thuần có tác dụng mua bán. Họ có thể dùng để mua những thứ mình muốn giống như cách mọi người dùng tiền. Tất nhiên, ban đầu, mọi người chắc chắn sẽ phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nhưng nó chỉ là việc tạm thời đối với người giàu còn đối với người nghèo sẽ là mãi mãi. Khi bạn kiếm đủ tiền – đủ để nó có thể làm việc cho bạn, bạn sẽ có nhiều tự do hơn.
Tư tưởng bị bó hẹp và lòng đố kỵ
Nhiều người không ngừng than nghèo, kể khổ, đố kỵ vì mình mãi cứ là một kẻ nghèo kiết xác trong khi người khác đã thành công. Nhưng bạn cần nhớ, một người chỉ biết than trách thay vì đứng lên làm giàu thì nghèo vẫn hoàn nghèo và sẽ đánh mất đi niềm tin, sự yêu quý của mọi người. Có thể bạn ghét người ta vì một lí do nào đó nhưng không thể phủ nhận, để có vị trí như hiện tại, người đó đã làm việc chăm chỉ suốt một thời gian dài, kể cả khi được thừa kế một số tài sản. Chắc chắn người ta cũng có tính kỉ luật hơn bạn. Vậy, thay vì ghét họ, tại sao bạn không kết bạn với họ chứ!
Bạn có thấy bản thân mình trong đó không? Đúng là đôi khi chúng ta luôn than mình nghèo, nhưng cách vận động bản thân để trở nên giàu thì lại chưa bao giờ nghĩ đến. Đó chính là những đặc điểm của một kẻ nghèo kiết xác.