Chợ tình Sapa là điểm giao lưu, hẹn hò của những đôi trai tài gái sắc ở vùng cao nơi đây. Phiên chợ Sapa chỉ họp một lần trong tuần vào chủ nhật. Khách du lịch đến Sapa vào cuối tuần sẽ được thưởng thức “món ăn tinh thần” độc đáo này.
Thực hư tên gọi “chợ tình Sapa”
Do địa hình núi cao và quãng đường đến chợ xa xôi nên nhiều người dân nơi đây đã phải đi từ thứ bảy. Họ nghỉ lại qua đêm ở đây và chính trong đêm đó, chợ Tình Sapa diễn ra, tiếng khèn tiếng sáo của nhiều đôi trai gái hòa quyện với nhau. Họ giao lưu, nói chuyện và tìm hiểu với nhau với mục đích là kết bạn và tìm người bạn đời.
Gọi là “ chợ Tình” cũng có nhiều thắc mắc cho du khách. Chợ thì phải có bán có mua, nhưng ai lại đi mua bán tình cảm ở đây. Không có một định nghĩa nào cho “Chợ Tình Sapa”, đây chỉ được coi là địa điểm giao lưu tìm hiểu của những đôi trai gái quanh vùng, đó được coi là nét văn hóa truyền thống vô cùng đặc trưng của người dân.
Tuy nhiên hiện nay, theo nhận xét của nhiều du khách và chính người dân, chợ Tình không còn nguyên giá trị như ngày xưa bởi vì thay vì kiếm tình, có nhiều người lại đi kiếm tiền. Họ đến buôn bán những đồ lưu niệm, sản vật ở tại đây.
Nét đặc sắc trong phiên chợ tình Sapa
Chợ Tình Sapa được họp ở Thung lũng Mường Hoa, gần ngay trung tâm thị trấn, cụ thể là gần nhà thờ Sapa. Người dân tổ chức phiên chợ tại đây sẽ giúp cho du khách đến Sapa thuận tiện cho việc trải nghiệm.
Trong phiên chợ Tình, ta sẽ bắt gặp điều đầu tiên là những chàng trai và cô gái người dân tộc rất hấp dẫn. Họ mang trên mình sự đặc sắc về trang phục và một khuôn mặt háo hức, hồ hởi, thân thiện. Đa phần chủ yếu là người H’mong, Dao, Tày…
Bao gồm những cô gái trên đầu cuốn khăn đỏ, quần áo là những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu và hoa lá, được dệt từ vải thổ cẩm rất bắt mắt do chính bàn tay họ làm. Các chàng trai mặc trang phục áo chàm, khăn cùng màu rất thú vị.
Trong phiên chợ tình, trai gái hát cho nhau nghe, trò chuyện cùng nhau để lựa chon người ưng ý. Chàng trai cũng có thể tặng cho cô gái những món quà làm kỉ niệm. Nếu cô gái thích và đồng ý, cô gái sẽ nhận quà và tình cảm của chàng trai, rồi sau đó hai người sẽ đi tìm hiểu riêng. Còn nếu cô gái không đồng ý, chàng trai sẽ níu lại và bày tỏ quyết liệt tình cảm. Nếu ưng ý chàng trai nào, cô gái sẽ trao vật đính ước ( khăn tay, nhẫn, vòng…) để làm tin.
Tiếng sao, tiếng khèn vang lên, du dương trong đêm như một bản nhạc tình tứ. Tiếng khèn của những chàng trai người Mông rất thú vị. Gồm có khoảng 10 người, tuổi còn rất trẻ từ 12 đến 14 tuổi. Họ khèn lên man điệu như để tỏ tình với người con gái họ yêu thương say đắm.
Ngoài ra chợ tình Sapa còn tổ chức những lễ hội cho du khách tham gia rất đặc sắc như kéo co, thi hát đối đáp, hát các bài dân ca của người H’mong và Dao, học thổi sáo thổi khèn, những điệu múa nhịp nhàng của các cô gái…Thời gian kéo dài cho đêm chợ Tình có thể là suốt đêm, những đôi trai gái vẫn tình tứ bên nhau, trò chuyện và giao lưu văn hóa với nhau.