Hiện nay, đã có một thiết bị có thiết kế dạng mang giúp lấy oxi từ nước biển giúp con người có thể sống trong môi trường nước như những loài cá. Đây là một thành tựu khoa học nổi bật của một nhà khoa học người Anh. Nhờ mang nhân tạo, con người có thể thở dưới nước như cá, mở ra một kỉ nguyên sinh tồn mới.
Thông qua nghiên cứu các cấu trúc mô phỏng trong tự nhiên, nhà thiết kế người Anh Jun Kamei đã tạo ra Amphibio – một phụ kiện in 3D hoạt động như một cái mang và có thể trong tương lai giúp cho con người thở được dưới nước như cá. Amphibio được lấy ý tưởng từ nhện lặn và các loài côn trùng có lớp da siêu kỵ nước, cho phép chúng thu và giữ bóng khí xung quanh cơ thể. Nhà hàng dưới nước đầu tiên của châu Âu mở cửa tại Trường Mỹ Thuật Hoàng Gia Na Uy đã hợp tác với Kamei và Phòng thí nghiệm thiết kế RCA-IIS, Tokyo để tạo ra một thiết bị có thể giúp hô hấp dưới nước.
Mang nhân tạo có thể cho phép con người sống sót khi mực nước biển dâng lên và nhấn chìm trái đất. Kamei nói: “Tôi đã xem xét tương lai môi trường đô thị của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào với sự nóng lên toàn cầu và nhận ra rằng điều cần được quan tâm nhất là sự gia tăng mực nước biển.” Amphibio có hai phần bao gồm một chiếc áo khoác và một chiếc mặt nạ làm từ chất liệu “siêu thấm nước”. Nói một cách đơn giản, bộ quần áo xốp này sẽ tạo ra oxy từ nước xung quanh và tiêu trừ carbon dioxide.
Amphibio hiện đã có nguyên mẫu đầu tiên và đang được thử nghiệm ở quy mô nhỏ trong bể cá. Bước tiếp theo cần làm là chứng minh phù hợp với con người, điều này khó hơn nhiều vì theo Kamei, điều này đòi hỏi một mang với diện tích bề mặt 32 m2. Kamei cho biết: “Con người chúng ta tiêu thụ một lượng lớn oxy. Do đó, tỷ lệ oxy cần phải được rút qua mang là rất lớn, và điều này đòi hỏi phải có một diện tích mang rộng. Một cách khác là phát triển các vật liệu mới cho phép gia tăng tốc độ trao đổi khí nhưng điều này đòi hỏi cần thêm thời gian nghiên cứu.”
Ý tưởng về chiếc mang nhân tạo này bắt nguồn từ viễn cảnh trong tương lai, Trái đất có thể ngập trong nước, và chiếc áo này sẽ là cứu cánh cho con người. Bởi 2100, nhiệt độ tăng lên 3.2 độ C được dự đoán sẽ xảy ra, bởi mực nước biển dâng lên ảnh hưởng tới ba tỷ người, và nhấn chìm các siêu đô thị nằm ở các khu vực ven biển. Thay vì nghỉ tiêu cực về thế giới bị nhấn chìm. Đề xuất của Kamei đem lại cái nhìn tích cực và lạc quan về một tương lai mà con người có thể tự do sống trong đại dương cũng như trên đất liền.
Mặc dù vậy, tương lai của mang nhân tạo là rất triển vọng, một khi phát triển thành công, nó sẽ xuất hiện trong các ngành ngư nghiệp, thám hiểm, du lịch, giải trí…và tất nhiên cả trong lĩnh vực cứu hộ và sinh tồn khi các thành phố trở lên ngập lụt như ý tưởng ban đầu của Kamei.