Điện toán đám mây là gì ?

Điện toán đám mây là một công nghệ mới rất được các tổ chức doanh nghiệp yêu thích áp dụng vào trong quá trình kinh doanh.

Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem điện toán đám mây là gì và nó hoạt động ra sao nhé !.

Điện toán đám mây là gì ?

Điện toán đám mây đề cập tới các dịch vụ điện toán được lưu trữ và sẽ được truy cập qua Internet thay vì các ổ cứng dữ liệu vật lý thông thường.

Các dịch vụ điện toán cung cấp thường bao gồm máy chủ , cơ sở dữ liệu, phần mềm mạng phân tích và các chức năng điện toán khác nhau được vận hành trên nền tảng đám mây.

Người sử dụng dịch vụ có thể truy cập các tệp dữ liệu và chương trình đã được lưu trữ trên nền tảng đám mây và loại bỏ phương pháp lưu trữ cũ trên các thiết bị phần cứng.

Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây cung cấp cho các doanh nghiệp tổ chức một cách thức mới loại bỏ nỗi lo mất dữ liệu khi các thiết bị phần cứng bi hỏng hay USB lỗi…

Điện toán đám mây cung cấp một nền tảng có sẵn trên mọi nơi ở trên nền tảng của họ và tồn tại trên các máy chủ được kết nối với Internet.

Các dịch vụ điện toán đám mây.

Tồn tại 3 loại dịch vụ điện toán đám mây.

  • SaaS
  • PaaS
  • IaaS.

SaaS.

SaaS là một mô hình đám mây thông dụng, mô hình này giúp chúng ta có thể truy cập thông qua các ứng dụng hoặc trình duyệt Web.

Có cả các chương trình SaaS được cung cấp miễn phí không yêu cầu phải cài đặt các phần cừng chúng ta có thể nói tới các SaaS cụ thể thông dụng nhất như : Google Docs, DropBox..

PaaS.

PaaS là một môi trường đám mây hỗ trợ cực kì tốt để phát triển và triển khai các ứng dụng web và hỗ trợ hoàn toàn trong vòng đời của một ứng dụng giúp người dùng có thể xâu dựng, triển khai , thử nghiệm phát triển ứng dụng.

Ngoài ra PaaS còn tồn tại các công cụ phát triển từ các phầm mềm trung gian khác nhau.

IaaS.

IaaS là một mô hình có thể trợ giúp cung cấp cho người dùng các chức năng trong cơ sở hạ tầng máy tính cơ bản như lưu trữ dữ liệu, phần cứng…

Ngoài ra nó còn cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập vào tất cả các ứng dụng lớn mà không phải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng vật lý lớn.

Cách hoạt động của điện toán đám mây.

Điện toán đám mây thực chất là một nền tảng phi tập trung để dùng để chia sẻ thông tin qua các mạng vệ tinh khác nhau.

Mọi ứng dụng trên nền tảng đám mây đều có máy chủ lưu trữ và được chịu trách nghiệm bởi các công ty lưu trữ để có thể duy trì lượng dữ liệu khổng lồ và cung cấp một chính sách bảo mật tối ưu cho các thông tin dữ liệu của người dùng.

Điện toán đám mây hoạt động sẽ yêu cầu các tổ chức lưu trữ duy trì dữ liệu các trung tâm dữ liệu lớn cung cấp các chính sách bảo mật, dung lượng lưu trữ lớn, sức mạnh kĩ thuật tính toán để hỗ trợ cung cấp toàn bộ các tính năng trên nền tảng đám mây.

Khách hàng sử dụng sẽ phải trả tiền để có thể sử dụng các ứng dụng đám mây và hệ sinh thái trên điện toán đám mây.

Công dụng của điện toán đám mây.

Nền tảng điện toán đám mây đã chứng minh được sức hút của nó thông qua số lượng tổ chức và công ty tham gia chúng ta có thể nói tới các công ty tổ chức lớn sử dụng điện toán đám mây như: Amazon, Microsoft, Apple….

Sức hút của điện toán đám mây đã được chứng minh khi tất cả các ông lớn đều sử dụng, mọi người thường ngày cũng tham gia đựa trên ứng dụng của điện toán đám mây mà không hề biết như : Microsoft one Drive hay Dropbox cũng như các công cụ hỗ trợ sao lưu Iphone…

Ngoài ra còn tồn tại nhiều ứng dụng quan trọng khác như:

  • Phát trực tuyến.
  • Phân tích dữ liệu lớn.
  • Sao lưu quy trình kinh doanh.
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu.

Các công ty tổ chức điện toán đám mây.

Các công ty tổ chức điện toán đám mây được gọi là nhà cung cấp dịch vụ đám mây các tổ chức này cung cấp các dịch vụ và các ứng dụng trên đám mây.

Họ sử dụng các công cụ lưu trữ trung tâm dữ liệu cho phép khách hàng thực hiện truy xuất và sử dụng thông tin một cách linh hoạt để có thể tiết kiệm và quản lý chi phí ngoài ra khách hàng còn có thể dễ dàng truy cập dữ liệu của họ trên nền tảng đám mây.

lời kết:

Điện toán đám mây là một nền tảng công nghệ đang được rất nhiều tổ chức lớn nhỏ sử dụng để có thể tối ưu hóa quy trình lưu trữ dữ liệu và ngoài ra thực hiện các chức năng khác nhau.

Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào hãy để lại dưới phần bình luận để chúng ta cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời nhé !.

xem thêm :

HTTP 2.0 và những điểm nội trội

Tìm hiểu về truyền dữ liệu.

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: