Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, cái nóng ngày càng dã man. Năm nào cũng thấy lặp lại lịch sử hàng chục năm. Không biết đến khi nào trái đất sẽ nổ tung vì nóng nữa. Và nóng thì chúng ta sẽ tìm đến một tình yêu mới, đó là những cái điều hòa mát lạnh, thổi ra như là gió mà lạnh đến tê lòng. Cơ mà có bao giờ các bạn thắc mắc tại sao điều hòa lại có thể làm lạnh được không hay tủ lạnh cũng như vậy. Chúng hoạt động như thế nào để lấy hơi lạnh làm mát?
Nếu thắc mắc, thì bài viết này sẽ giúp các bạn thông não. Kể cả những bạn là người không biết gì về công nghệ hay vật lý, thì vẫn hiểu được. Ngay bây giờ, hãy cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điều hòa
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của cái điều hòa, để có thể hiểu được cách hoạt động của nó. Nhìn bên bạn sẽ thấy điều hòa có hai bộ phận đó là cục nóng và cục lạnh. Cục nóng lắp ở trong phòng ấy nhầm cục nóng lắp ở ngoài, còn cục lạnh lắp ở trong phòng để nhả hơi lạnh ra làm mát. Cơ mà nếu muốn làm mát nhanh hơn thì bạn cho cả cục lạnh và cục nóng vào trong phòng cứ tin mình đi 😂.
Đó là bên ngoài, chúng ta thấy như vậy. Nhưng cái bộ phận quan trọng nhất của điều hòa chính là hệ thống ống dẫn bằng đồng bên trong chứa Gas vừa ở dạng khí, vừa dạng lỏng. Chỗ nào lỏng, chỗ nào khí thì chút nữa bạn sẽ rõ. Hệ thống ống đồng này thực chất là một cái ống tròn dẫn Gas chạy vòng vòng từ cục nóng qua cục lạnh, một cách tuần hoàn. Giống như máu của cơ thể vậy. Nhưng khi chạy qua hai dàn nóng và lạnh, thì ống đồng sẽ được bẻ gấp nhiều lần để tạo ra bề mặt tiếp xúc lớn giúp truyền được nhiều nhiệt ra môi trường xung quanh.
Nhưng nếu chỉ có cái ống đồng và Gas trong thôi thì sẽ chẳng thể nào tạo ra được cái lạnh cả. Mà sẽ cần đến 2 bộ phận cũng quan trọng nữa. Đó là van tiết lưu và máy nén. Van tiết lưu chính là bộ phận giúp làm lạnh Gas. Nó khai thác một tính chất rất đặc biệt của Gas. Đó là khả năng bay hơi siêu mạnh ở nhiệt độ thường. Hay đúng hơn là sôi ở nhiệt độ thường. Các bạn thấy cái bật lửa không, nếu nó vỡ một cái, thì ngay lập tức số Gas trong đó sẽ bay hơi không còn một tí nào. Bay hơi còn nhanh hơn cả cùng tiền ban để ở ngoài đường. Điều thú vị ở đây là khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí, hay đơn giản là khi nó bay hơi, Gas sẽ hút nhiệt độ từ môi trường xung quanh để tạo ra khí lạnh.
Các bạn có thể để ý khi đốt bình ga mini. Một lúc sau sẽ thấy bình ga lạnh và thậm chí là ngưng tụ hơi nước ở xung quanh. Đó là do ban đầu lượng gas trong bình được nén ở một áp suất rất lớn. Nó sẽ trở thành dạng lỏng, như nước. Nhưng khi ta đốt Gas, sẽ thoát dần ra ngoài, áp suất giảm đi thì một lượng Gas sẽ biến thành dạng khí, như đã nói ở trên. Khi Gas bay hơi từ dạng lỏng sang dạng khí, nó sẽ hút nhiệt và làm lạnh môi trường xung quanh và bản thân nó cũng lạnh. Đó là lý do bình Gas bị lạnh dần thì đốt.
Quay lại với cái van tiết lưu. Khi đi qua cái van này Gas đang được nén ở áp suất cực cao, sẽ bất ngờ được điều chỉnh sàng áp suất thấp, bay hơi và tạo thành sự lạnh. Nhờ hiện tượng này, chúng ta sẽ có một lượng khí Gas lạnh, khí này dẫn trong ống đồng được dẫn chạy qua giàn lạnh, ở giàn lạnh quạt gió sẽ thổi khí lạnh xung quanh ống đồng vào trong phòng khiến cho nhiệt độ phòng thấp hơn. Từ đó, chúng ta mới có một cái điều hòa mát lạnh thần kỳ trong mùa nắng nóng.
Hiểu rõ về cách máy điều hòa tạo ra không gian mát trong mùa nắng nóng
Thế nhưng, nếu cứ chảy qua van tiết lưu, gas được điều chỉnh hết từ áp suất cao sang áp suất thấp, thì chẳng mấy chốc mà hết Gas. Lấy đâu ra áp suất cao để hoạt động nữa? Và từ vấn đề này, chúng ta sẽ có thêm một bộ phận, đó chính là máy nén.
Máy nén sẽ giúp nén lượng gas từ áp suất thấp trở thành áp suất cao và nóng =>> Gas ở áp suất cao này lại chạy qua cục nóng => Quạt gió sẽ thổi bớt nhiệt nóng này ra ngoài, làm giảm bớt một phần nhiệt độ => Rồi nó lại được đưa qua van tiết lưu => Lại bay hơi và tạo ra nhiệt độ thấp => Tạo ra dòng khí lạnh => Rồi lại chạy qua giàn lạnh => Rồi lại thổi vào trong phòng. Cứ tuần hoàn như vậy, chúng ta mới có cái máy điều hòa.
Khi điều hòa chạy, bạn sẽ thấy có nước chảy ra, vậy các khoản nước đó là người ta đổ vào để làm mát điều hòa hay không? Thì câu trả lời là không phải các bạn ạ. Điều hòa không cần làm mát nước. Cái nước đó xuất hiện là do không khí ở trong phòng có hơi nước. Khi hơi nước xung quanh dàn lạnh gặp lạnh, sẽ ngưng tụ và bám vào ống đồng. Rồi chảy leo theo cái ông thoát ra ngoài mà người ta thiết kế. Nếu các bạn sờ vào, sẽ thấy nước này rất mát, thậm chí là lạnh nữa.
Tiết kiệm điện với công nghệ inverter trong máy điều hòa
Còn một cái nữa, đó là công nghệ inverter. Nó giúp tiết kiệm điện. Vậy thì nó đã làm thế nào để tiết kiệm điện? Câu trả lời là trong cấu tạo điều hòa trên van tiết lưu không dùng điện. Hai cái quạt gió ở dàn nóng và lạnh thì dùng điện không đã kể. Mà điều hòa tốn điện nhất chính là ở cái máy nén.
Vậy công nghệ inverter đã can thiệp vào bộ phận này. Cụ thể, nếu điều hòa bình thường, máy nén luôn hoạt động với công suất tối đa cho đến khi nào làm lạnh đến nhiệt độ người dùng mong muốn. Ví dụ, 25 độ. Thì đến nhiệt độ này điều hòa sẽ tự ngắt. Máy nén sẽ dừng hẳn. Khi nào nhiệt độ phòng lên cao, nó sẽ khởi động và lại hoạt động hết công suất.
Nhờ vậy, công nghệ inverter mang đến một bộ cảm biến. Nó sẽ cảm nhận và điều khiển cái máy nén hoạt động chậm lại, đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng. Chỉ cần, sẽ hoạt động mạnh hơn. Nó sẽ không bắt máy nén dừng hẳn. Cũng không hoạt động ở công suất không phải khởi động lại nhiều lần. Nhờ đó, máy nén không bị lãng phí điện năng. Giúp tiết kiệm phần điện dư ra.
Hi vọng với bài viết này, bạn hiểu được nguyên lý làm lạnh của điều hòa và cách công nghệ inverter giúp tiết kiệm điện. Điều hòa không chỉ là thiết bị làm mát, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa các nguyên tắc vật lý và công nghệ tiên tiến.
Xem thêm:
Điều hòa bị chảy nước do đâu? Phải làm gì khi điều hòa chảy nước?
Cách tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa