Mục Lục
- 1 1.Phát minh ra Lửa (năm 400.000 TCN):
- 2 2. Phát minh Ngôn ngữ (năm 100.000 TCN):
- 3 3. Thương mại và chuyên môn hóa (17.000 TCN):
- 4 4. Nông nghiệp (15.000 TCN):
- 5 5. Phát minh ra Tiền (3.000 TCN):
- 6 6. Ngôn ngữ viết (299 TCN):
- 7 7. Hệ thống luật pháp (1.780 TCN):
- 8 8. Bảng chữ cái Alphabet (1.050 TCN):
- 9 9. Phát minh ra Vải sợi
- 10 10. Phát minh ra Giấy
- 11 11. Phát minh ra Mực viết
- 12 12. Phát minh ra La bàn
- 13 13. Phát minh ra Thuốc súng
1.Phát minh ra Lửa (năm 400.000 TCN):
Phát minh đầu tiên đánh dấu bước tiến hóa của người hiện đại là tạo ra lửa. Trong khi những loài trước đó như Homo erectus tận dụng lửa do hỏa hoạn trong tự nhiên tạo ra, người hiện đại (Homo sapiens) bắt đầu tự tạo ra lửa. Con người sử dụng lửa để nấu ăn, sưởi ấm, và chiếu sáng. Tạo ra lửa là điểm khởi đầu cho tất cả các công nghệ khác của con người, dẫn đến việc rèn kim loại để sản xuất công cụ.
Việc biết cách tạo ra lửa là một phát minh vào buổi đầu của thời kỳ đồ Đá được khẳng định qua một vài bằng chứng chứng minh lửa xuất hiện từ rất sớm – cách đây hàng trăm nghìn năm. Mặc dù không biết chắc chắn thời gian nào thì con người bắt đầu biết tạo ra lửa nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nó có thể cách đây khoảng 200.000 đến 600.000 năm.
2. Phát minh Ngôn ngữ (năm 100.000 TCN):
Ngôn ngữ đúng ngữ nghĩa, ngữ âm lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 100.000 TCN. Sự xuất hiện của ngôn ngữ “chuẩn” như vậy đã khiến cho việc lưu truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác dễ dàng hơn và góp phần thúc đấy sự lan rộng của quá trình đổi mới.
3. Thương mại và chuyên môn hóa (17.000 TCN):
Trong chương 2 của cuốn The Rational Optimist (Người lạc quan thuần lý), tác giả Matt Ridley đã tập trung nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự chuyên môn hóa và thương mại đối với sự phát triển của loài người. Matt đã đưa ra ví dụ về hai con người đầu tiên là Oz và Adam. Oz rất giỏi về bắt cá, còn Adam lại thành thạo trong việc chế tạo ra những lưỡi câu sắc bét. Chính vì điều này mà Oz và Adam đã quyết định trao đổi cho nhau để tiết kiệm thời gian cũng như tăng hiệu quả làm việc.
Lần đầu tiên con người tiến hành hoạt động trao đổi đó là ở New Guinea vào khoảng năm 17.000 TCN. Thời điểm này, người dân địa phương sẽ trao đổi đá obsidian – một loại đá được hình thành từ dung nham đã phun trào của núi lửa, cũng được biết đến với tên gọi đá vỏ chai, thường được sử dụng để làm mũi tên săn bắn – để lấy những loại hàng hóa thiết yếu khác. Vào khoảng năm 3.000 TCN, các con đường thương mại giữa Châu Á và Trung Đông đã bắt đầu được hình thành, lạc đà được thuần hóa làm phương tiện chuyên chở và các đoàn đi buôn cũng xuất hiện. Họ mua hàng hóa, dự trữ, kiểm kê và đây được xem là những doanh nhân đầu tiên trên thế giới. Mục tiêu của lớp người này là quản lý đất đai, hàng hóa và vốn sao cho tổng giá trị thu được lớn hơn tổng giá trị của các yếu tố đầu vào.
4. Nông nghiệp (15.000 TCN):
Khoảng năm 15.000 TCN (cách đây khoảng 17.000 năm), quá trình thuần hóa động vật bắt đầu diễn ra và sau đó, năm 10.000 TCN, hoạt động thuần giống thực vật cũng được con người chú ý đến. Quá trình này đóng vai trò cốt lõi cho sự tiến bộ của loài người. Thay vì là loài du mục – phải liên tục di chuyển xung quanh, tìm kiếm địa điểm mới để săn bắt và thu thập thức ăn thì con người đã có thể dừng lại ở một nơi, hình thành nên các cộng đồng người và xây dựng thành phố (cơ sở cho các nền văn minh) – tạo tiền đề cho sự phát triển của tri thức nhân loại. Vào khoảng năm 12.000 TCN, quá trình bảo quản thực phẩm cũng được các nền văn minh ở Trung Đông áp dụng nhằm kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách phơi chúng dưới ánh nắng Mặt Trời.
Bằng cách bảo quản như vậy, thức ăn cũng sẽ không bị hỏng và có thể dự trữ để sử dụng nhiều lần. Con người cũng có thể dành thời gian và năng lượng để làm những việc khác ngoài việc chỉ đơn giản là làm nông, săn bắt, thu thập – tạo ra một sự tiến bộ lớn trong khả năng của chúng ta về chuyên môn hóa và thương mại. Chuyên môn hóa và thương mại càng được thúc đẩy sẽ mang đến một sự gia tăng đáng kể trong sự đa dạng của các công cụ và tạo ra nhiều thực phẩm hơn nữa.
5. Phát minh ra Tiền (3.000 TCN):
Vào khoảng năm 3.000 TCN, người Sumer (người đầu tiên đến định cư ở phía Nam Lưỡng Hà và đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành của nền văn minh Lưỡng Hà) đã bắt đầu sử dụng tiền (vàng và bạc thỏi trong tất cả các giao dịch quan trọng) bao gồm hoạt động thương mại và trao đổi hàng hóa, thay thế cho hình thức đối chác truyền thống.
6. Ngôn ngữ viết (299 TCN):
Mặc dù ngôn ngữ đã bắt đầu được sử dụng vào khoảng 10 nghìn năm trước, tuy nhiên, việc phát minh ra ngôn ngữ viết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, sự xuất hiện của nó rất ý nghĩa trong việc lưu trữ và tính toán các con số. Một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên là chữ hình nêm được người Sumer sử dụng vào khoảng năm 2.900 TCN để ghi chép các thư giao dịch thương mại, hóa đơn, luật pháp, thành ca, lời cầu nguyện, các câu chuyện…
7. Hệ thống luật pháp (1.780 TCN):
Vào năm 1.780 TCN, Hammurabi – vị vua thứ 6 của Babylon đã ban hành một bộ luật thành văn hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất cho toàn khu vực Lưỡng Hà mang tên của mình – bộ luật Hammurabi. Trong thời đại lúc bấy giờ thì luật pháp trong bộ luật Hammurabi đã giúp cân bằng và chỉnh đốn xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc duy trì sự thịnh vượng của đế chế Babylon. Egyptian Book of the Dead (Sách của người chết), The Ten Commandments (10 điều răn), Twelve Tables of Rome (Bộ luật 12 bảng), Book of Leviticus (Cựu ước sách) là những hệ thống luật pháp đầu tiên cho phép xã hội giải quyết tranh chấp với chi phí thấp hơn và tạo ra sự nhận thức về ý nghĩa của các tiêu chuẩn. Đồng thời, chúng cũng góp phần tạo nên sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc kiểm soát các hoạt động thương mại trong một môi trường tự do và không bị giới hạn bởi các rào cản.
8. Bảng chữ cái Alphabet (1.050 TCN):
Người Phoenician được ghi nhận là những người đầu tiên thực sự phát triển thành công bảng chữ cái alphabet (bao gồm cả nguyên âm và phụ âm) – một tập hợp các biểu tượng đại diện cho âm thanh mà có thể được kết hợp để đại diện cho ngôn ngữ nói. Về sau, rất nhiều hệ thống bảng chữ cái hiện đại được cải tiến dựa trên cơ sở của bảng chữ cái này.
9. Phát minh ra Vải sợi
Vải là phát minh vĩ đại của con người, nó không chỉ giúp che đi những khu vực nhạy cảm trên cơ thể mà nó còn được sử dụng để giữ ấm vào mùa đông, Từ thời nguyên thủy con người đã biết sử dụng lá cây để tạo thành khố quấn xung quanh người, cho đến khi vải được phát minh ra.
Theo các nhà sử học, việc sử dụng vải dệt lần đầu tiên thay vì chỉ da động vật đã có từ khoảng 100.000 năm về trước, được phát hiện tại một địa điểm thuộc thời đại đồ đá mới ở Tiểu Á – một bán đảo thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Những ví dụ còn sót lại về vải dệt này được cho là có niên đại từ 6.500 năm trước công nguyên, được làm từ một loại nỉ cơ bản nhất, dệt bằng khung cửi và may thành quần áo ngay tại chỗ.
Trong hàng ngàn năm trước khi vải nhân tạo (hay còn gọi là sợi tổng hợp) ra đời, chúng ta chỉ dùng các loại vải tự nhiên, chất liệu hoàn toàn nguồn gốc tự nhiên và có thể tái tạo bao gồm 4 loại vải lanh, lụa, bông và sợi len.
10. Phát minh ra Giấy
Người đầu tiên làm ra giấy là ông Sai Lun, người Trung Quốc. Vào năm 105, ông đã nghĩ ra phương thức làm giấy từ những sợi bên trong của vỏ cây dâu. Người Trung Quốc đã học cách nghiền nát vỏ cây và nước để tách lấy sợi, sau đó, đổ hỗn hợp này ra những khay to trên đó có đặt những ống tre nhỏ, khi nước chảy đi hết, người ta mang các tấm giấy mỏng đi phơi khô trên bề mặt bằng phẳng. Sau này để nâng cao chất lượng của giấy có người đã nghĩ ra cách cho thêm tinh bột vào.
Mặc dù các khám phá về khảo cổ ở Trung quốc cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước thời của Thái Luân(phiên âm là Cải Luân), nhưng người ta vẫn cho rằng Thái Luân là người đầu tiên phát minh ra giấy.
Vào năm 105, Thái Luân lấy phần bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra đây là chất liệu có thể viết lên dễ dàng mà không tốn nhiều sức.
11. Phát minh ra Mực viết
Trước đây 1700 năm, ở Trung Quốc người ta dùng mực rắn dưới dạng thỏi, bánh. Khi viết chỉ cần mài thỏi mực ra với nước rồi chấm cọ bút vào dùng. Cách đây 50 thế kỷ, ở khu vực Ai Cập người ta dùng bút lau sậy để viết và chấm mực ở trong lọ. Loại mực này thường được làm từ than của bồ hóng và muội đèn trộn với dầu thực vật hay keo động vật để tạo sự kết dính, giúp mực không bay hơi khi khô.
12. Phát minh ra La bàn
La bàn là công cụ định hướng Nam, Bắc phổ biến được ứng dụng nhiều khi người ta đi trên biển, vào rừng hoặc đi trong sa mạc.
La bàn do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm, còn gọi là “từ thạch”. Người ta dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng (như hình vẽ) được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Vì vật người Trung Quốc gọi là “kim chỉ Nam” . Hướng Nam xưa vốn được coi là hướng của quân vương.
Những chiếc kim chỉ nam đầu tiên có hình dáng một cái muôi, được cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát.
Sau này, người Trung Hoa dùng kim chỉ nam ứng dụng vào nghề cá. Người Ả Rập học được cách dùng la bàn từ trong khi buôn bán với Trung Hoa. Sau 1 quá trình giao lưu, la bàn được đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13… mở ra 1 kỷ nguyên mới về ngành hàng hải và thám hiểm.
13. Phát minh ra Thuốc súng
Thuốc súng là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả kim thuật, còn gọi là nhà luyện đan, đạo sĩ hay nhà chiêm tinh thời nhà Đường quan niệm con người có thể trường sinh bất lão nên rất nhiều người tập trung nghiên cứu tìm cách chế loại “tiên dược” này với hy vọng trẻ mãi không già.
Trong khi mày mò, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối cùng thì họ không tìm được thuốc “trường sinh” mà lại tạo ra loại thuốc “sát sinh” cực mạnh gọi là “hỏa dược”. Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng người ta đã tìm ra công thức pha chế thuốc nổ theo tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%.
Tuy nhiên, thời đó thuốc nổ chỉ được dùng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui chơi ở cung đình. Cuối triều Đường, đầu triều Tống thuốc nổ bắt đầu được dùng trong quân sự khi người ta chế ra “hỏa tiễn” mang theo thuốc nổ và sau đó ra đời các lại “hỏa cầu”, “hỏa tật lê”, hai loại này có cả thuốc nổ bên trong và thuốc nổ bên ngoài, sức sát thương lớn hơn rất nhiều.