Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Vào giai đoạn những năm 60-70 của thế kỉ trước, với sự triển khoa học mạnh mẽ của con người, chúng ta đã nắm giữ những công nghệ tân tiến để không chỉ có thể bay lên bầu trời như ước mơ của những người xưa mà thậm chí còn có thể bay xa hơn, bay cao hơn thế nữa. Cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu mở ra, các cường quốc của thế giới lúc bấy giờ như Liên Xô hay Mỹ đã đầu tư rất nhiều nguồn lực từ con người cho đến tiền bạc để phát triển các dự án không gian. Đây là một cách mà những nước này khẳng định với phần còn lại về sức mạnh khoa học kĩ thuật của họ. Việc bay ra không gian, hay đặt chân lên mặt trăng là bước đầu cho việc khai phá một vùng không gian mới để, giờ đây sau nhiều chục năm, chúng ta đang dùng những nền tảng này để hướng tới một mục tiêu cụ thể hơn, thực tế hơn: SAO HOẢ.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Tại sao chúng ta lại tập trung vào Sao Hoả đến như thế?

Việc bay ra không gian đòi hỏi rất nhiều tài nguyên và nguồn lực, và khoảng cách hành trình chính là một trong những yếu tố quyết định độ khó dễ của các dự án. Trong Hệ Mặt Trời, hai hành tinh gần Trái Đất chúng ta nhất là Sao Kim và Sao Hoả. Sao Kim cách Mặt Trời 0.7 đơn vị thiên văn AU, Trái Đất là 1 AU và con số này với Sao Hoả là 1.5AU. Nếu xét ra thì Sao Kim gần chúng ta hơn, tuy nhiên đây gần như là một hành tinh không thể có sự sống vì nhiệt độ bề mặt của nó quá lớn để có thể tồn tại các dạng sống, lên tới 400 độ C. Mặc dù không gần Mặt Trời nhất, nhưng Sao Kim chính là hành tinh nóng nhất trong số 8 hành tinh do khí quyển của nó quá dày, tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh. Do đó Sao Hoả là một sự lựa chọn tuyệt vời, nhưng đây không phải là tất cả lý do.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Nếu Trái Đất nằm cách Mặt Trời một vị trí hoàn hảo để có thể tạo ra sự sống, thì Sao Hoả xét theo một khía cạnh nào đó vẫn khá lý tưởng. Nó không nằm quá xa ngôi sao chủ để trở nên lạnh giá quanh năm, cũng không nằm quá gần để có nhiệt độ kinh khủng. Một số thông số của Sao Hoả như sau:

  • Khối lượng bằng 0.107 lần khối lượng Trái Đất
  • Bầu khí quyển chủ yếu chứ CO2
  • Áp suất khí quyển bằng khoảng 0.6% áp suất tại bề mặt Trái Đất
  • Một vài tàu thám hiểm cho thấy rằng có thể Sao Hoả vẫn đang diễn ra các hoạt động địa chất. Hiện tại chỉ có Trái Đất được xem là hành tinh duy nhất được xác nhận chính thức là vẫn đang diễn ra các hoạt động kiếng tạo mảng
  • Cấu tạo hành tinh được cho là giống với Trái Đất nhất so với 6 hành tinh còn lại
  • Nhiều bằng chứng cho thấy có nước trên Sao Hoả nhưng không phải thể lỏng do áp suất quá thấp làm bay hơi. Mặc dù vậy vào năm 2015, người ta cho biết đã tìm thấy nước dạng lỏng ở nơi đây

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Chiếc Rover Perseverance của Mỹ vừa tiếp xúc bề mặt Sao Hoả không lâu, và anh em có biết người ta gửi theo những gì lên trên đó không? Ba con chip chứa gần 11 triệu cái tên ở Trái Đất và hình khắc các dạng sống từ thưở sơ khai cho tới thời hiện đại. Chỉ nhiêu đây thôi anh em cũng có thể hình dung tham vọng gặp được một “người ngoài hành tinh” và giới thiệu cho họ về Trái Đất của các nhà khoa học rồi chứ gì.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Thực tế tìm kiếm vết tích sự sống trên Sao Hoả cũng chính là nhiệm vụ chính của sứ mệnh Perseverance. Chiếc rover tiên tiến này được thả xuống ngay gần hố trũng Jezero, nơi được cho là một hồ nước cách đây hàng tỷ năm và các nhà khoa học hi vọng nơi đây vẫn còn lưu lại vết tích của những vi sinh cổ đại (nghe hơi giống trong phim anh em nhỉ?). Cho dù thành công hay thất bại, tàu Perseverance cũng chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Liệu con người có đơn độc trong vũ trụ?”

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Mình thì lại tự hỏi, nếu thật sự tìm thấy người ngoài Trái Đất, liệu con người sẽ hành xử như thế nào, xem đó là một cơ hội, một người bạn hay là một mối nguy, một thứ độc đáo để tiếp tục nghiên cứu cho thoả trí tò mò?

Ra khỏi quỹ đạo, rồi chinh phục Mặt Trăng, rồi khám phá Sao Hoả, chắc chắn tất cả sự kiện này vẫn chỉ là bước đầu để mang con người tiến ra xa hơn trong vũ trụ. Một bài báo xuất bản năm 2013 của trang newscientist với câu mở đầu rất ấn tượng “Mars can’t just be a one-shot mission” trích từ câu nói của Edwin Aldrin – người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng, tạm dịch là Sao Hoả không thể chỉ là sứ mệnh một lần. Rõ ràng chúng ta không khám phá Sao Hoả cho vui, mục tiêu của con người thậm chí là sinh sống, làm việc, di cư lên hành tinh này.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Chí ít, một căn cứ không gian ở nơi đây sẽ giúp các dự án khác xa xôi hơn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Giống như đánh trận vậy, để tới được đích, đội quân phải làm các căn cứ gần mục tiêu hơn để tiện bề điều quân, mục tiêu của con người trên Sao Hoả về lý thuyết là tương tự như thế. Elon Musk cũng từng phát biểu một câu nghe khá viễn vông “Con người cần phải trở thành một giống loài đa hành tinh”.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

“Phải đưa loài người đến giới hạn, xuống đấy của những đại dương sâu thẳm hay vượt ra khỏi không gian tối tăm, chúng ta mới có thể khám phá thêm về khoa học-kỹ thuật để giúp con người cải thiện cuộc sống tốt hơn trên Trái Đất.” Đó là một đoạn trong bài viết của bác sĩ Alexander Kumar, người đã chấp nhận tồn tại ở một nơi khắc nghiệt như Nam Cực để thách thức giới hạn vật lý và tinh thần của con người. Việc liên tục vượt qua và thiết lập giới hạn mới là cách để loài người ngày càng phát triển hơn.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Lấy ví dụ trong giai đoạn 3 năm kể từ lúc kính Hubble được phóng lên quỹ đạo, nó liên tục chụp những bức ảnh bị lỗi do sự cố kĩ thuật. Sự cố này đã được khắc phục vào năm 1993, tuy nhiên những bức ảnh lỗi trước đó thì sao, không lẽ xoá đi một cách phung phí như thế. Thế là các kĩ sư đã phát triển một thuật toán mới để giúp trích xuất những thông tin cần thiết từ các tấm ảnh ấy.

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Ô kìa, giờ đây thì chính thuật toán ấy lại được áp dụng trong y học, khi mà một bác sĩ y khoa đã áp dụng nó lên những tấm ảnh X-quang để chuẩn đoán phát hiện ung thư vú. Thuật toán này sao đó được xác nhận là giúp phát hiện ung thư vú sớm hơn, chính xác hơn so với những phương pháp khác vào thời kì đó. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ để anh em hiểu rằng, khai phá không gian không phải là một cái gì đó xa vời tưởng tượng, nó vẫn đem lại rất nhiều thứ tốt đẹp xung quanh chúng ta.

 

Xem thêm:

Những điều bạn chưa biết về sao chổi

Trái Đất sẽ ra sao nếu các siêu núi lửa cùng lúc phun trào?

4.8/5 (12 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: