Có thể bạn đã biết muỗi là loài động vật có khả năng giết chết một nửa dân số thế giới? Chúng là loài trung gian truyền bệnh cực kỳ nguy hiểm. Dù muốn hay không thì muỗi cũng sẽ chủ động tìm đến bạn, nhưng không phải ai cũng là mục tiêu của chúng. Vậy người nào sẽ là nạn nhân cho công cuộc “hút máu” ấy? Cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài đọc hôm nay nhé.
Mục Lục
Không phải con muỗi nào cũng hút máu
Muỗi gồm hai loài: đực và cái, nhưng đặc biệt muỗi đực lại ko thích đốt người, chúng chỉ lấy mật hoa và nước ép hoa quả để làm thức ăn. Mặt khác, muỗi cái lại là loài hung dữ và khát máu. Vì sao lại thế? Đơn giản thôi, muỗi cái là loài duy trì nòi giống và nó chỉ có thể đẻ trứng khi có được protein trong máu động vật. Thường thì sau giao hợp, muỗi cái sẽ giữ lại tinh trùng của muỗi đực, sau đó chúng bay đi để hút máu các nạn nhân vô tội. Và chỉ có máu tươi của động vật mới chứa loại protein mà muỗi cái không thể lấy được từ mật hoa quả. Nhờ đó mà muỗi mẹ nhanh chóng phát triển ổ trứng với tinh trùng của muỗi bố.
Cách mà một con muỗi hút máu
Thế quá trình muỗi chích diễn ra như thế nào? Đầu tiên cô nàng sẽ tiêm cho ta một liều thuốc tê tại chỗ, sau đó chúng dùng mũi kim để đâm sâu vào da thịt – mũi kim này hoàn hảo đến mức các nhà khoa học đang cố nghiên cứu để tạo ra ống kim không đau tương tự như cấu trúc này. Sau khi chích, nước bọt của muỗi sẽ lan khắp các mô và điều này khiến cơ thể ta sản xuất histamine nhằm tăng lưu lượng máu đến khu vực bị chích, da trở nên ngứa cũng là do histamine gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phản ứng miễn dịch giống nhau, một số người vẫn có thể không ngứa sau khi bị muỗi đốt.
Vì sao muỗi lại là động vật trung gian truyền bệnh?
Vậy muỗi có phải là động vật trung gian truyền bệnh? Mặc dù chúng chỉ sử dụng máu để sinh sản, nhưng phải thừa nhận rằng ống kim chích của muỗi sẽ đọng lại lượng máu siêu nhỏ và một số thành phần li ti khác, sau đó toàn bộ lượng chất trên sẽ được tiêm vào vật chủ mới khi muỗi bắt đầu đốt lại. Điều này đã khiến muỗi trở thành loài truyền bệnh số một thế giới. Hầu hết những nạn nhân trên đều mắc bệnh sốt rét, căn bệnh lây nhiễm hơn 200 triệu người và giết chết 600.000 người mỗi năm.
Vì sao một số người bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác?
Lý do là vì muỗi có khả năng nhận dạng đối tượng thông qua đôi mắt, nhưng chúng chỉ có thể nhìn thấy trong hai sắc thái trắng và đen. Đây là lý do tại sao những người mặc quần áo sẫm màu hoặc có tông da tối sẽ dễ bị nhận diện hơn vì họ nổi bật so với màu trời sáng và đây sẽ là đèn hiệu cho những con muỗi đói. Vì vậy nếu không muốn bị đốt thì nên mặc quần áo nhạt màu nhé.
Tuy nhiên, muỗi cũng đánh hơi được con mồi nhờ những mùi hương mà cơ thể tỏa ra. Một trong những mùi hương trên là axit lactic – loại axit tích tụ trong cơ thể khi bạn vận động nhiều hay tập thể dục. Mùi hương này thoát ra qua lỗ chân lông và nén lại trong không khí. Điều này đặc biệt hấp dẫn muỗi vì nếu tồn tại một lượng lớn axit lactic nghĩa là cơ thể hoạt động nhiều nên tuần hoàn sẽ đưa máu “ngon” nhiều hơn đến các lớp trên của da.
Không chỉ thế, người mang nhóm máu O cũng là một món ngon và được muỗi ưa thích hơn các nhóm máu khác. Ngoài ra còn do một thành phần di truyền nữa mà các nhà khoa học vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, vẫn còn các yếu tố chủ quan khác khiến bạn bị muỗi đốt nhiều hơn chẳng hạn như sự hiện diện của nhiều vi khuẩn trên da hay hơi thở hôi – vì vậy tắm gội thường xuyên là điều luôn cần thiết. Đặc biệt, người có thân nhiệt cao và phụ nữ mang thai cũng là những con mồi thường xuyên bị muỗi tấn công.
Làm thế nào để tránh bị muỗi đốt?
Nến thơm xua muỗi mà bạn thường nghe quảng cáo thật sự không có tác dụng, trừ khi bạn để chúng trong khu vực kín không có không khí lưu thông. Thay vào đó hãy bôi cho mình một lớp kem chống muỗi sau mỗi 90 phút để được kết quả tốt hơn.
Và sau khi đọc xong bài này, có lẽ cách tốt nhất để ngừa muỗi đốt là hạn chế vận động vào ban đêm để cơ thể không sản xuất axit lactic, nên mặc quần áo nhạt màu và tắm rửa sạch sẽ nếu không muốn trở thành buffet mỗi tối cho loài có cánh này nhé!
Thanh Hùng ST.