Chúng ta luôn thắc mắc “Tại sao trong những cuốn sách cũ lại hay có mùi rất lạ?”. Khác hẳn so với những trang sách mới, sách cũ ngả màu để lại cho người đọc một mùi hương khác biệt. Vậy tại sao sách cũ có mùi? Biết Tuốt sẽ giúp bạn giải thích lí do.
Sách cũ có mùi của sự kết hợp hạnh nhân và vani, cỏ
Nếu lạc vào thế giới thư viện sách cũ, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương khác lạ của nó giống như hỗn hợp của hạnh nhân, vani và cỏ. Vì sao lại có mùi như vậy? Điều này xảy ra do sự phá vỡ các hợp chất hóa học trong giấy.
Tại sao sách cũ lại có mùi?
Các nhà khoa học tại Đại học College ở London đã điều tra và phát hiện ra rằng: Mùi của sách đã cũ là do các hợp chất hữu cơ trong trang giấy bị phân hủy theo thời gian và giải phóng các chất hóa học. Khi đọc sách, hàng trăm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được thải vào không khí, gây ra mùi sách cũ khó có thể bỏ qua.
Giấy có chứa cellulose và một lượng nhỏ lignin – một loại polymer phức tạp của rượu thơm. Giấy mịn hơn sẽ chứa ít lignin hơn, do đó giá thành cũng rẻ hơn nhiều như giấy để sản xuất báo in. Lignin cũng chính là thứ làm cho giấy ngả vàng đi theo tháng năm vì các phản ứng oxy hóa làm cho chúng bị phân hủy thành axit, sau đó giúp phân hủy cellulose.
Những cuốn sách cũ có mùi đó là từ sự giảm cấp hóa học của các chất tạo thành. Trong đó, Benzaldehyd tạo ra mùi hương giống như hạnh nhân, vanillin có mùi vani và ethyl hexanol có mùi hương thoang thoảng của hoa. Ethyl benzen và toluene là những chất góp phần tạo ra mùi ngọt. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi này được tạo ra bởi các phản ứng gọi là “thủy phân axit” và cùng nhau tạo nên mùi của những cuốn sách cũ.
Trong khi đó, những trang sách mới lại có mùi thực sự từ các chất tạo nên chúng. Những trang sách mới có mùi được tạo ra bởi các thành phần chính là giấy, mực dùng để in sách và chất kết dính được sử dụng để đóng sách.