Chắc hẳn các bạn đã nghe đến thuật ngữ “thủy triều” đặc biệt là những ai ở gần vùng sông nước. Đây có lẽ là hiên tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất mà con người biết. Vậy thủy triều là gì? Tại sao lại có thủy triều xảy ra trên Trái đất? Mời quý độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đay để hiểu hơn về hiện tượng này nhé!
Thủy triều là gì?
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, “thủy” có nghĩa là nước, còn “triều” là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ). Tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là “nước lớn”) và nước rút (triều xuống tức “nước ròng”). Xuất hiện vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Đặc điểm của thủy triều
Thủy triều biến đổi qua từng giai đoạn sau:
- Mực nước biển dâng lên trong vài giờ, ngập vùng gian triều, gọi là ngập triều, triều lưu, hay con nước lớn.
- Nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó, gọi là triều cao hay triều cường.
- Mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều, gọi là triều rút hay con nước ròng.
- Nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó, gọi là triều thấp.
Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng chảy triều.
Thời điểm mà dòng triều dừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng. Nếu sau đó đổi hướng thì ta có sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp.
Thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều. Hai lần nước cao trong ngày (bán nhật triều) có đỉnh không bằng nhau. Chúng bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều.
Tương tự đối với 2 lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp.
Nguyên nhân sinh ra thủy triều
Theo khoa học, hiện tượng thủy triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực ly tâm gây ra. Vì thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellipsoid.
Một đỉnh nằm trực diện với Mặt Trăng gọi là miền nước lớn thứ nhất (do lực hấp dẫn tạo ra). Còn miền nước lớn thứ hai đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (do lực ly tâm tạo ra).
Giữa hai lần nước lớn liên tiếp sẽ là nước ròng. Khi tốc độ quay của Trái Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất nằm ở xích đạo, nơi có bán kính quay lớn nhất.
Tổng kết
Qua bài viết này Biết Tuốt đã giải thích khái nhiệm thủy triều cũng như nguyên nhân sinh ra nó. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về hiện tượng thiên nhiên này.
Xem thêm:
Nước biển không thể uống, Tại Sao nguy cơ chết khát chết biển cao hơn trên cạn?