Năm 1815, núi Tambora phun trào ở Indonesia, giết chết khoảng 92.000 người. Đó là vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử được ghi lại. Tuy nhiên, Tambora chỉ có kích thước bằng một phần bảy kích thước của chiếc siêu núi lửa nhỏ nhất. Có khoảng chục “con quái vật” thế này khắp thế giới và siêu núi lửa cuối cùng hoạt động cách đây 26.500 năm ở New Zealand, nhấn chìm nơi đây trong một lớp tro dày.
Hiện nay, rất khó có khả năng một siêu núi lửa sẽ “thức giấc”, chứ chưa nói đến nhiều vụ phun trào cùng một lúc. Nhưng để hiểu rõ hơn về thảm họa thiên nhiên khủng khiếp bậc nhất này, chúng ta hãy tìm hiểu điều gì xảy ra nếu tất cả các siêu núi lửa trên thế giới cùng thức giấc?
Nếu tất cả các siêu núi lửa đều phun trào thì chỉ có thể coi đây là ngày tận thế, bạn sẽ rất khó khăn để tìm một nơi an toàn để chạy trốn, bởi vì hầu hết mọi lục địa đều có ít nhất một siêu núi lửa. Ví dụ: Yellowstone ở Mỹ, Ngorongoro ở Tanzania và Toba ở Indonesia. Vì vậy, bất kể bạn đang ở đâu, bạn đều sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng chí ít ít sẽ có một cảnh báo, bởi vì trước đó vài tuần hoặc vài tháng, sẽ có động đất dữ dội.
Mục Lục
Vụ nổ lớn, thảm họa bắt đầu
Khi một siêu núi lửa phun trào, nó phát ra một tiếng nổ cực lớn như báo hiệu ngày tận thế đã điểm. Ví dụ như núi lửa Krakatoa ở Indonesia (nhỏ hơn kích thước của một siêu núi lửa) phun trào vào năm 1883, nó phát ra một tiếng gầm lớn đến mức làm vỡ cửa kính và chói tai mọi người trong bán kính 4.800 km trên Ấn Độ Dương.
Tro bụi và dung nham
Nối tiếp đợt sóng xung kích hủy diệt đầu tiên này là hàng tỷ tấn tro bụi, dung nham được phun ra lên đến độ cao hàng nghìn mét vào không khí. Đám mây tro bụi này không chỉ bay cao lên mà còn lan rộng ra, với tốc độ của máy bay phản lực. Trên đường đi của nó, mọi thứ đều bị quét sạch. Nó sẽ cuốn sập các tòa nhà và lưới điện, làm ô nhiễm nguồn cung cấp nước và hóa đá mọi sự sống mà nó đi qua. Bụi phóng xạ sẽ trải dài hàng trăm km, vì vậy bất kỳ thành phố nào gần một siêu núi lửa sẽ ngay lập tức bị xóa sổ.
Băng giá trên toàn cầu
Khi vụ phun trào kết thúc, thảm họa mới chỉ bắt đầu. Lượng tro này sẽ trôi đi khắp nơi. Như khi siêu núi lửa Toba ở Indonesia phun trào cách đây 74.000 năm, gió thổi tro bụi đến tận Ấn Độ. Vì vậy, nếu tất cả các siêu núi lửa nổ tung cùng một lúc, tro bụi núi lửa sẽ lan rộng trên toàn cầu.
Trong sáu tháng tới, phần lớn tro bụi siêu mịn sẽ đọng lại trong tầng bình lưu và chặn ánh sáng mặt trời, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm tới 15 độ C. Trên thực tế, chỉ riêng vụ phun trào “nhỏ” của Núi Tambora đã khởi đầu cho “Năm không có mùa hè”, nơi băng giá và bão tuyết hoành hành phần lớn Bắc bán cầu. Vì vậy, nếu các siêu núi lửa đều phun trào thì lớp bụi đen dày đặc sẽ khiến mùa đông xuất hiện trên toàn thế giới trong vài năm. Những khu rừng nhiệt đới, không thể chống chọi với thời tiết lạnh giá, sẽ khô héo và chết, kéo theo hàng triệu loài động vật sống ở đó.
Mất mùa, nạn đói và bệnh dịch
Chưa dừng lại ở đó, những ngọn núi lửa còn thải ra khí độc, như sulfur dioxide vào bầu khí quyển. Và sau một vài năm, ngay sau khi mùa đông kết thúc, những khí đó sẽ bắt đầu từ trên trời rơi xuống dưới dạng mưa axit. Như khi núi lửa Laki phun trào vào năm 1783 ở Iceland, nó đã tạo ra lượng axit sunfuric lớn đến mức tàn phá đất canh tác và xóa sổ một nửa số gia súc. Năm tiếp theo, một phần tư dân số Iceland đã chết vì nạn đói.
Hãy tưởng tượng mưa axit, mất mùa, nạn đói và bệnh dịch, nhưng ở quy mô khắp mọi nơi trên Trái Đất và kéo dài hàng thập kỷ. Và cuối cùng hãy nói lời tạm biệt với mọi nền văn minh của nhân loại.
Có thể bạn chưa biết Trái Đất thời cổ đại là một thế giới tràn ngập nước !
Điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ băng trên trái đất tan ra chỉ trong một ngày?