Đơn vị tiền tệ có giá trị thấp nhất là loại tiền tệ mà một đơn vị của nó mua được ít tiền ngoại tệ nhất hoặc mua được ít thức ăn nhất. Những đơn vị tiền tệ nhỏ hơn sẽ không được xét đến khi người ta so sánh giá trị đồng tiền.
Mệnh giá tiền tệ phụ thuộc vào một trong hai yêu tố: có vật bảo chứng là vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ… hoặc tổng giá trị hàng hóa trong một nền kinh tế.
Ðơn vị đếm cơ bản của tiền cổ Việt Nam là quan, tiền và đồng. Từ thời cổ đó đã sử dụng tiền đồng rồi, mà “đồng” là đơn vị đếm nhỏ nhất. Một quan bằng 10 tiền. Còn một tiền thì bằng từ 60 đồng đến 100 đồng tùy thời. Sau 1954 tiền của ta gọi theo thứ tự là :tiền Xu rồi tới tiền hào và cuối cùng là tiền đồng. Trãi qua nhiều thời từ pk bắc thuộc, rồi tới VNCH và ngày nay mình cũng dùng đơn vị tiền tệ là “đồng”. Nhưng giá trị qui đổi tiền đồng của ta với tiền của các quốc gia của mỗi thời khác nhau.
Tiền giấy nó cũng giống như trái phiếu do chính phủ hay do một ngân hàng nào đó phát hành và bên phát hành cam kêt chịu trách nhiệm nợ. Trước đây, chính phủ VN Cộng Hòa dùng vàng để bảo chứng cho đồng tiền của mình. Nhưng nay, chính phủ CSVN không có vật bảo chứng thì họ dùng tổng giá trị hàng hóa để bảo chứng. Nếu dùng tổng giá trị hàng hóa để bảo chứng thì nền kinh tế phải là môt nền kinh tế có sự ổn định về lâu dài và phải mạnh mẽ, ở đây nó bao hàm cả về thể chế chính trị cũng phải được ổn định bền vững, vì đồng tiền do nhà nước phát hành đó chính là giấy nợ cam kết của nhà nước đối với nó, để chịu trách nhiệm giá trị tiền tệ kèm theo nó có nhiều điều kiện rất chặt chẽ. Giá trị về mặt kinh tế chính trị của quốc gia bảo đảm cho giá trị của đồng tiền của mình. Đó là điều kiện để các quốc gia khác chấp nhận đồng tiền đó trong thanh toán giao dịch với họ. Đó là lý do tại sao mà cho dù nền kinh tế Trung cộng lớn mạnh khá nhanh, nhưng yêu sách để đồng tiền của họ dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế như USD thì vẫn còn xa vời.
Vậy tại sao trên thế giới, mệnh giá đồng Việt Nam lại thấp
Đồng tiền Việt Nam khi phát hành ra thi trường không được bảo đảm = 1 lượng vàng bảo đảm mệnh giá tương tương với tờ tiền phát hành ra như các đồng tiền mạnh khác: USD hoặc Uero/ bảng anh… Nên đồng tiền Việt nam không có giá trị trên thế giới mà chỉ có giá trị trong lãnh thổ Việt Nam.
Đồng tiền Việt Nam không đảm bảo được như thế nên giá trị nó không cao khi đi ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Bên cạnh đó do lạm dụng việc phát hành tiền mặt (tiền chúng ta tiêu chỉ là tờ giấy còn đứng sau nó đảm bảo cho sự tồn tai của tiền chính là vàng). Nếu phát hành 4 triệu đồng nhưng không có 1 chỉ vàng cất vào kho đảm bảo thì lạm phát)..Vì vậy việc phát hành tiền mệnh giá 200.000đ rồi 500.000đ, là biểu hiện của lạm phát. Thằng Nhật Bản cũng xài đơn vị là đồng Yên , 1 Yên chỉ bằng khoảng 273 đồng Việt Nam. Nhưng đồng Yên được xem là một ngoại tệ mạnh trên thế giớ vì nó có vàng dự trự đảm bảo như trên đã nói. Trong khi đồng Dollar Úc bằng khoảng 20.444 đồng Việt Nam. 1 Đô la Úc đổi ra tiền việt, số tiền việt được đổi ra còn nhiều hơn 1usd đổi ra tiền Việt, nhưng tiền Úc cũng không được xem là một ngoại tệ mạnh. Lạm phát của VN chỉ thua ZIMBABUWE. Còn đồng tiền VN bây giờ không có chữ ký của ai cả, tiền của 1 quốc gia mà không có chữ ký cũng là yếu tố khảng định tiền đó có giá trị hay không, thời VNCH tiền khi đó còn thấy có chữ ký.
Khi các đồng tiền mạnh: USD,bảng Anh hoặc Euro…khi họ phát hành 1 loại tiền có mệnh giá nào đó,ví dụ: 100 USD chẳng hạn. Thì cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ phải đảm bảo gía trị của đồng tiền ấy = 1 số vàng nhất định (ví dụ như 100gam vàng) để cho đồng tiền này khi lưu hành trên toàn thế giới nó không bị mất giá (nếu đơn vị tiền tệ bị mất giá thì lượng vàng đó vẫn đảm bảo giá trị của nó) nên đồng tiền đó nó có giá và giữ được giá trị nhất định. Bởi thế nhớ hồi sinh viên học môn Kinh tế chính trị, cô giáo bảo ” ko ai tích trữ tiền”, mà chỉ mua vàng dự trữ thôi”..
Cụ thể:
– Thứ nhất, tiền VN không có bất kỳ sự bảo chứng nào. Ngay cả USD dùng để dự trữ cho ngoại hối cũng đang dần cạn kiệt. Bạn thử tưởng tượng một ngày nào đó VN cạn sạch USD dự trữ, các sứ quán CSVN tại nước ngoài sẽ dùng gì để trả tiền mặt bằng, tiền điện, nước, điện thoại cho nước chủ nhà? Chắc chắn họ sẽ bị đuổi về VN giống như thời Liên Sô sụp đổ, không ai thanh toán chi phí cho các lãnh sứ quán của họ ở nước ngoài.
– Thứ hai, nền kinh tế VN không ổn định và đang trên đà lao dốc, lạm phát cao, các chính sách phục vụ cho kinh tế được chính quyền ban hành thay đổi, biến động liên tục gây bất lợi cho kinh tế.
– Thứ 3, trong quá khứ VN đã có rất nhiều chiến dịch đổi tiền bởi chính quyền CSVN, tức dùng tờ tiền mệnh giá lớn để đổi lấy tiền mệnh giá nhỏ hơn và mỗi người chỉ được đổi một lượng tiền nhất định, số tiền còn lại xem như giấy lộn vô giá trị.
– Thứ 4, một quốc gia có sự chống đối ngầm của nhân dân về mặt chính trị đó là quốc gia bất ổn. Khi chính trị không ổn định thì cam kết cho những giấy nợ là tiền tệ do nhà nước đó phát hành không được chắc chắn.
– Thứ 5, chính phủ không có chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả. Trong những năm qua,đã in tiền và tung vô tội vạ vào nền kinh tế khiến lạm phát luôn luôn tăng.Phải in tiền như vậy để mua lấy USD trả nợ cho các tập đoàn kinh tế nhà nước tham nhũng, lỗ. Điều này làm giảm giá trị hàng hóa trong nền kinh tế và đó chính là động lực đẩy mệnh giá tiền phải tăng lên thường xuyên. Chẳng hạn, năm 2010, trung bình 1 tô phở bình dân có giá 10.000 VNđồng. Năm 2011, cũng tô phở đó tăng giá lên 20.000 VNđồng. Năm 2012, cũng tô phở đó tăng giá lên 30.000. Sang 2013…
Đơn giản hãy nhìn vào tờ tiền VN đồng xem có hiển thị giá trị cam kết nào không? Không chữ ký hoặc năm phát hành, chỉ có một dãy số gọi là số series cho có lệ chứ cũng chẳng có giá trị gì.