Bắc Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp, những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ…, nơi đây còn có rất nhiều những món ăn mà không phải ai cũng biết đến. Bánh đa Thổ Hà, Rượu Làng Vân, Vải thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế, Gỏi cá mè… là những đặc sản Bắc Giang đã làm nên thương hiệu của vùng đất này. Hãy cùng Biết Tuốt điểm qua 7 món đặc sản nổi tiếng tỉnh Bắc Giang nhé!
Mục Lục
Bánh đa Thổ Hà
Bánh đa Thổ Hà là đặc sản không thể bỏ qua khi ghé thăm Bắc Giang. Bánh đa ở đây có hương vị khác hẳn nơi khác do được làm bằng công thức bí truyền kết hợp với các lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, tươi ngon. Bánh đa Thổ Hà có 2 loại là bánh đa nem và bánh đa nướng. Bánh đa nướng vàng ruộm, giòn tan thơm bùi vị vừng, lạc. Bánh đa nem có màu trắng ngà, mềm dẻo, dai ngon rất được ưa thích.
Vải thiều Lục Ngạn
Nhắc tới đặc sản Bắc Giang bạn sẽ không thể không nhắc tới vải thiều. Vải thiều được trồng nhiều nhất ở vùng Lục Ngạn – Bắc Giang. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm, hương vị đặc trưng của vải thiều là điểm khiến bạn mê ly vùng đất Bắc Giang, ăn mãi không biết chán.
Ngoài vải tươi ở đây người dân còn sấy khô vải để giữ được hương vị của vải mà không làm mất đi vị ngọt đặc trưng.
Rượu làng Vân
Rượu làng Vân chính hiệu xuất xứ từ làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây nổi tiếng với với nghề nấu rượu có lịch sử mấy trăm năm. Nổi tiếng với rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ đã từng được vua Trần ban cho 4 chữ vàng “Vân hương mỹ tửu”.
Để trở thành mỹ tửu dùng cung tiến vua khi xưa, cách nấu rượu làng Vân cũng rất đặc biệt và bí ẩn. Ngày xưa rượu làng Vân được nấu bằng sắn (củ mì theo cách gọi ở miền Nam). Ngày nay rượu làng Vân đều được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Kết hợp với bí quyết lên men cổ truyền được truyền từ đời này qua đời khác.
Gà Đồi Yên Thế
Gà đồi Yên Thế là một trong những đặc sản nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thịt gà đồi thường chắc, ngọt và thơm chứ không nhão và dai như gà công nghiệp.
Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm. Ở Bắc Giang đây là món được rất nhiều khách ưa chuộng.
Bánh Đúc Đồng Quan
Bánh đúc là một loại bánh dân dã của người Việt Nam khắp các mọi miền. Nhưng đặc biệt và nổi tiếng nhất vẫn phải kể đến làng Đồng Quan của huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Bánh đúc Đồng Quan ở đây mang một hương vị rất riêng vừa dẻo lại vừa mát ăn rất ngon. Món ằn đặc sản tỉnh Bắc Giang này được chế biến và ăn với nhiều loại khác nhau.
Loại bánh đúc thuần rất đơn giản được nấu từ bột gạo pha với ít vôi. Vị bánh lạt, khi ăn cắt thành miếng nhỏ hoặc sợi để ăn kèm với các thực phẩm khác như mắm tôm, tương bần, mật ông, mật mía, mứt trái cây, cá kho, thịt kho…
Ngày nay, bánh đúc được biến tấu phong phú đa dạng nhiều chủng loại hơn, người ta có thể thêm lá dứa, đậu phộng, dừa hoặc ngô để làm tăng hương vị thơm ngon cho món ăn.
Gạo Thơm Yên Dũng
Với điều kiện thổ nhưỡng hằng năm được phù sa bồi đắp liên tục cộng với thời tiết thuận lợi nên miền quê Yên Dũng từ lâu đã trở thành nền nông nghiệp lúa nước. Khi nhắc đến cái tên gạo thơm Yên Dũng ai cũng biết đến.
Nói đến gạo thơm Yên Dũng phải kể đến những ưu điểm vượt trội như hạt gạo to đều, trắng ngần, khi nấu lên hương thơm đặc biệt, ăn dẻo ngon hơn các loại khác rất nhiều.
Gạo thơm Yên Dũng không chỉ chất lượng tốt mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Mỗi ha lúa thơm cho thu nhập cao hơn 5 triệu đồng so với lúa thuần. Trong khi chi phí đầu tư không lớn cả về lượng thóc giống lẫn công lao động.
Mỳ chũ
Mỳ chũ Lục Ngạn cũng là một trong những đặc sản nổi tiếng tỉnh Bắc Giang nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước. Sợi mỳ mềm mịn, dẻo dai thơm mùi gạo mới. Đặc biệt loại gạo làm nên mỳ chũ là gạo được trồng trên đồi chứ không phải dưới những cánh đồng. Mỳ chũ có thể dùng ăn liền, nấu bữa sáng, ăn kèm lẩu rất ngon.
Xem thêm: