Tia UV là gì? Nguy cơ ung thư da từ tia UV và biện pháp phòng tránh tối ưu nhất

Như mọi người đã biết, tia UV có vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học và vi khuẩn tự diệt, tuy nhiên việc tiếp xúc quá mức với tia UV có thể gây hại, như gây cháy nám, lão hóa da, ung thư da, và có thể gây tổn thương mắt.

Do đó, việc bảo vệ chống lại tác động của tia UV là rất quan trọng. Vậy để tìm hiểu tia UV là gì? Nguy cơ ung thư da từ tia UV và biện pháp phòng tránh tối ưu nhất thì các bạn hãy cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây. 

1. Tia UV là gì? 

Câu nói “ Tia UV là kẻ thù của hội chị em, đặc biệt là vào mùa hè” đã rất quen thuộc và chắc hẳn mọi người cũng đã từng nghe ở đâu đó nhưng lại chưa hiểu rõ tia UV là gì. Thì tia UV (tia tử ngoại) là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng có mắt thường nhìn thấy. 

tia-uv-la-gi

Tia UV nằm trong phần phổ điện từ giữa ánh sáng khả kiến và tia X, có bước sóng từ khoảng 10 nanomet đến 400 nanomet. Phổ UV được chia thành ba phân loại chính đó là:

  • Tia UV-A (320-400nm)
  • Tia UV-B (280-320nm) 
  • Tia UV-C (10-280nm) 

2. Tia UV có gây ung thư da không?

Da của bạn có thể bị tổn thương hoặc có nguy cơ mắc một số bệnh khi tiếp xúc với tia UV một cách dài hạn, trong đó có bênh ung thư da. Bằng khả năng xâm nhập vào các tế bào da, tia UV tác động lên DNA bên trong tế bào, gây ra các đột biến gen và làm tăng khả năng phát triển của tế bào ung thư.

tia-uv-gay-ung-thu-da

Tia UV-A thường xuyên tồn tại và có khả năng thâm nhập sâu vào da hơn tia UV-B. Tia UV-A có thể thâm nhập vào lớp biểu bì và lớp thượng bì của da, có thể gây tổn thương cho tế bào da, sợi collagen và sợi elastin. Khi tiếp xúc dài hạn với tia UV-A có thể gây ra những hậu quả như sạm da, vết nám, da mất đàn hồi, và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Tia UV-B có năng lượng cao hơn và thường chỉ thâm nhập vào lớp biểu bì của da. Nó gây cháy nám, đỏ da và có liên quan đến việc hình thành ánh sáng mặt trời. UV-B là nguyên nhân chính gây ra cháy nám và gắn kết chúng với nguy cơ ung thư da. 

3. Các biện pháp phòng tránh tia UV tối ưu nhất 

Để phòng tránh tia UV tốt nhất và bảo vệ da khỏi tổn thương, dưới đây là một số biện pháp mà các bạn có thể áp dụng: 

Sử dụng kem chống nắng có SPF cao

Nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 50 hoặc cao hơn. Chọn loại kem chống nắng có hiệu quả chống cả tia UV-A và tia UV-B. Thoa kem chống nắng đều trên da trước khi ra khỏi nhà ít nhất 15-30 phút và thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi, ra mồ hôi nhiều.

su-dung-kem-chong-nang-chong-tia-uv

Sử dụng áo chống nắng

Mặc áo dài, áo khoác hoặc áo có chất liệu chống tia UV để che phủ toàn bộ cơ thể khi tiếp xúc với tia UV. Nên chọn áo có màu sáng, chất liệu dày và kết cấu rắn để giảm tiếp xúc của tia UV với da. Bên cạnh đó, cũng nên đội nón rộng và đeo kính râm chống tia UV để bảo vệ được cả  khuôn mặt, cổ và mắt.

su-dung-ao-chong-nang-chong-tia-uv

Tránh ánh sáng mặt trời mạnh

Khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4 giờ chiều là khoảng thời gian mà tia UV mạnh nhất, vì vậy cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên tìm nơi có bóng râm hoặc trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời cần sử dụng ô dù, màn che nắng để giảm tiếp xúc. 

Chăm sóc da sau tiếp xúc với tia UV

Sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da làm dịu da và cung cấp độ ẩm, tránh sử dụng sản phẩm có chất liệu cồn hoặc hóa chất gây kích ứng da. Ngoài ra, hãy uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da để đảm bảo da có thể hoạt động một cách tốt nhất. 

4. Lời kết 

Như vậy, hy vọng rằng qua bài viết này mọi người đã hiểu rõ tia UV là gì? Mặc dù tia UV là một tác nhân gây tổn thương da và tăng nguy cơ ung thư da nhưng tuy nhiên, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh tối ưu, chúng ta có thể bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan.

Xem thêm:

8 sự thật về tia UV không phải ai cũng biết

Nhiệt độ mặt trời là bao nhiêu độ C? Làm sao đo nhiệt độ mặt trời?

Điều gì sẽ xảy ra nếu mặt trời biến mất hoàn toàn

 

 

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: