8 sự thật về tia UV không phải ai cũng biết

Tia UV gây ra nhiều tác hại đáng kể cho da, mắt và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Điều này không ai có thể phủ nhận. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người có suy nghĩ sai lầm về loại tia này. Trong bài viết này Biết Tuốt sẽ chỉ ra 8 sự thật về tia UV mà mọi người vẫn thường lầm tưởng về nó

Tia UV là gì?

Tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).

Tia UV là gì
Tia UV là gì

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia cực tím lên sức khỏe con người và môi trường. Thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần: UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”.  UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình. Và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

8 Sự thật về tia UV

1. Những người trẻ tuổi dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với tia UV

Người trẻ tuổi dễ bị tổn thương bởi tia UV
Người trẻ tuổi dễ bị tổn thương bởi tia UV

Đúng! Ước tính có khoảng 50% người bị phơi nhiễm trọn đời với tia cực tím trước 18 tuổi. Điều này là do người trẻ dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn người lớn tuổi. Không những thế, họ cũng không thật sự quan tâm đến việc che chắn cho da, đội mũ rộng vành, đeo kính trước khi ra ngoài trời nắng.

Tia UV được chia làm 3 loại gồm UVA, UVB và UVC. Trong đó, tia UVC có khả năng tiệt trùng. Cả 3 loại này đều không được nhìn thấy bằng mắt thường.

2. Tác hại của tia UV ít khi tác động đến mắt

Sai! Tia cực tím gây hại cho mắt theo kiểu tích lũy theo thời gian. Trong nhiều trường hợp, những tác hại một khi đã bộc phát sẽ để lại di chứng vĩnh viễn.

Ảnh hưởng đến mắt
Ảnh hưởng đến mắt

3. Lượng tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ nhiều nhất từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều

Đúng! Đây là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím nhất trong ngày.

4. Kính râm sẽ giúp bạn ngăn chặn 100% tác hại của tia UV đối với mắt

Sai! Không phải tất cả các loại kính râm đều được tạo ra với quy trình giống nhau. Thậm chí, có nhiều loại không có khả năng bảo vệ đôi mắt bạn khỏi tác hại của tia UV, đặc biệt là những loại kính bán trôi nổi trên thị trường.

Đeo kính dâm
Đeo kính dâm

Các nghiên cứu khẳng định có khoảng 45% tia UV vẫn có thể lọt vào mắt kể cả khi bạn đã đeo kính có chức năng chống lại tia UV.

Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn loại kính râm lớn, bao quanh mắt và đảm bảo nó có khả năng bảo vệ mắt khỏi tia UV. Bạn cũng nên đeo kính 100% thời gian hoạt động ngoài trời.

5.Tác hại của tia UV tác động mạnh nhất đến mắt trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều

Sai! Mắt không giống như da. Đôi mắt của chúng ta có xu hướng tiếp xúc nhiều nhất với bức xạ UV vào sáng sớm và chiều muộn (trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều).

6.Tại Việt Nam, tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất vào mùa hè

Tia UV hoạt động mạnh vào mùa hè
Tia UV hoạt động mạnh vào mùa hè

Đúng! Việt Nam là đất nước nhiệt đới. Tia cực tím có mặt ở tất cả các mùa trong năm nhưng hoạt động mạnh nhất vào mùa hè.

7. Kem chống nắng chính là cứu tinh của làn da khỏi tác hại của tia UV

Sai! Trừ khi loại mỹ phẩm bạn đang sử dụng có chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn. Nếu không, bạn nên thoa thêm một lớp kem chống nắng sau khi dùng kem nền dưỡng da.

Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng

Nếu bạn hoạt động lâu ngoài trời nắng, hãy bôi lại kem chống nắng mỗi hai giờ/ lần. Các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng hầu hết các loại mỹ phẩm đều không cung cấp đủ chức năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Nếu có tác dụng chống nắng, chúng cũng chỉ có chỉ số SPF thấp hơn 30.

Không cần sử dụng kem chống nắng cho da nếu loại mỹ phẩm bạn sử dụng đã có tác dụng chống nắng.

8. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn bổ sung đủ vitamin D

Sai! Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh việc phơi da lâu ngoài trời nắng không làm tăng khả năng hấp thụ vitamin D mà chỉ tăng nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc tổn thương da.

Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời có một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe tinh thần và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì thế, bạn rất cần có thời gian hoạt động ngoài trời hoặc cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào một số thời điểm phù hợp trong ngày.

Qua bài viết này Biết Tuốt mong rằng các bạn có những hiểu biết rõ hơn về tia UV. Việc hiểu được đúng về nó giúp bạn biết cách bảo vệ bản thân mình sao cho đúng.

Xem thêm:

Cực quang là gì? Tại sao lại có cực quang?

Bạn có thể mất mạng khi mưa lớn đứng ở các gốc cây cổ thụ?

5/5 (8 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: