Xin chào, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một chủ đề hết sức đời thường, nhưng lại vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bài viết này sẽ là bài viết đầu tiên, cho một chuỗi bài viết mình giúp các bạn khám phá về công nghệ. Và chắc chắn, mình xin trình bày theo cách mà đến một người mù tịt về công nghệ, một cô gái chân dài eo con kiến cũng hiểu và thấy hay. Chắc chắn nó sẽ hữu ích cho cuộc sống của các bạn.
Xung nhịp và Số nhân
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chip xử lý CPU cho máy tính. Điện thoại cũng tương tự như vậy. Khi chọn mua máy tính nếu một người nào đó không biết gì sẽ chọn một cái máy có ổ cứng thật lớn để chứa được nhiều phim, tài liệu thực tế. Nếu một người nào đó biết hơn một chút thì có lẽ họ sẽ quan tâm đến con chip còn gọi là “CPU” – nghe đâu chip càng cao thì càng khỏe. Kiểu như i5 thì khỏe hơn i3, i7 lại khỏe hơn i5, tuy nhiên cái đó là một quan niệm cực kỳ sai lầm. Tại sao lại sai, thì cứ xem tiếp nha.
Nếu ai hiểu biết hơn một chút nữa thì sẽ để ý đến xung nhịp của chip. Xung nhịp nó là gì, thì các bạn cứ đọc thêm nha chút nữa mình sẽ giải thích kỹ.
Và những người quan tâm đến xung nhịp thì họ nghĩ rằng, xung nhịp càng lớn thì chip càng khỏe, máy càng khỏe, nhưng thực sự thì không đơn giản như vậy. Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào xem cái gì mới thực sự làm con chip trở nên mạnh mẽ.
Đảm bảo xem xong bài viết này, bạn có thể chém gió với bất kỳ ai. Trừ những người giỏi hơn bạn 😀.
Đầu tiên khi tìm hiểu về một con chip, chúng ta cần phải chú ý xem con Chip đó có xung nhịp bao nhiêu (xung nhịp là khả năng xử lý của con chip). Các bạn cứ tưởng tượng nó giống với sức khỏe của một người. Một người càng khỏe thì làm việc càng tốt. Và một con chip có xung nhịp càng cao thì xử lý nhanh hơn con chip có xung nhịp thấp, khi các bạn nhìn thấy một con chip được ký hiệu là ví dụ 2.4GHz, 3.5GHz thì đó chính là xung nhịp. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn mỗi xung nhịp thì không thể nói lên được con chip ấy khỏe hay yếu sinh lý.
Cái thứ hai mà chúng ta cần ở đó là số nhân hay số lõi, tiếng anh viết là Core. Nhân cái gì thì hãy tưởng tượng một cái xe ngựa mà có một con ngựa. Thì giống như con chip có một nhân, mà có hai con ngựa kéo thì có hai nhân. Mà đương nhiên nếu hai con ngựa cùng kéo một cái xe, thì xe khỏe hơn rất nhiều so với một con ngựa. Tương tự như vậy, nếu một con chip có xung nhịp như nhau là 2.5 GHz, nhưng mà con có một nhân và một con có bốn nhân thì rõ ràng con có bốn nhân sẽ khỏe hơn rất nhiều lần.
Nhưng như thế thì vẫn chưa đủ. Công nghệ ngày càng hiện đại và hiện nay, trong chip có một loại công nghệ gọi là nhân ảo, hay gọi khác là siêu phân luồng. Siêu phân luồng sẽ tạo ra các nhân ảo, và những cái nhân ảo này lại có khả năng xử lý tương tự như cá nhân thật. Các bạn hãy tưởng tượng một cái xe ngựa kia đang có hai con ngựa kéo giống như hai nhân. Nếu có công nghệ siêu phân luồng, thì nó sẽ có thêm 2 ngựa ảo nữa. Quan trọng là nó cũng đóng góp vào sức kéo của chiếc xe không kém gì con ngựa thật. Tuy nhiên, do nó ảo, nên trong nhiều trường hợp, nó sẽ không hiệu quả. Đến đây thì chắc bạn đã thấy xung nhịp chẳng thể nói lên nhiều điều.
Bộ nhớ đệm Cache và Turbo Boost
Nhưng chưa hết, chúng ta sẽ cùng đọc tiếp, một cái đứa cũng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng và tốc độ xử lý của chip, đó là bộ nhớ đệm Cache. Bộ nhớ này, sẽ giúp tiếp nhận thông tin và sắp xếp công việc để những cái nhân nó xử lý. Hình thức đơn giản thì bộ nhớ này giống như một cô thư ký xinh đẹp và tài năng thôi. Bộ nhớ này sẽ giúp giám đốc sắp xếp, sàng lọc các công việc để giám đốc xử lý. Trong thực tế thì bộ nhớ Cache càng lớn thì càng xử lý được công việc hiệu quả hơn. Còn tưởng tượng thì có lẽ, cô thư ký chân càng dài thì công việc càng thuận lợi hơn hoặc cũng có thể là bế tắc.
Đến cái thứ 5 mà chúng ta cần quan tâm để xem một cái CPU, một con chip có khỏe hay không, đó là có công nghệ Turbo Boost 2.0. Turbo Boost thì có nghĩa là chip có khả năng tăng xung nhịp khi cần thiết để giải quyết các công việc lớn và nhiều. Giống như có một chàng cao bồi miền Tây, bình thường anh ta chỉ được 2 lần một tối. Nhưng khi cần, vẫn có thể ép xung lên đến 10 lần 1 đêm.
Trong thực tế, thì một con chip, các bạn sẽ thấy có 2 ký hiệu xung nhịp. Ví dụ, như con chip của mình đang sử dụng là i7 – 6820HQ với xung nhịp ổn định là 2,7GHz, với Turbo lên đến 3.6 GHz. Nghĩa là xung nhịp bình thường của nó là 2.7 GHz. Nhưng cần thì có thể đẩy lên đến 3.6 GHz.
Các Thế hệ Chip
Cái thứ 6 là công nghệ in của chip. Các bạn thường thấy người ta quảng cáo chip được sản xuất trên tiến trình 14 nanomet, 10 nanomet, hay thậm chí là 7 nanomet. Thì cái số đó càng bé con chip đó càng mạnh và tiết kiệm điện. Tại sao? Khi đó là bởi vì thông số nanomet này ám chỉ kích thước của các bóng bán dẫn. Mà bóng bán dẫn lại là thành phần chính của con chip, giúp con chip hoạt động và xử lý dữ liệu. Càng nhiều bóng bán dẫn, con chip càng khỏe. Như vậy, nếu bóng bán dẫn có kích thước càng bé, thì người ta sẽ nhét được nhiều bóng bán dẫn và con chip hơn nhờ đó mà nó khỏe hơn.
Tiếp theo là dòng chip i3, i5, i7. Nếu mọi thông số giống nhau, thì một con i7 sẽ khỏe hơn thế nhưng trên ký hiệu con chip còn có các hậu tố như HQ/H/QM/M/U/Y. Cái này là đối với chip của laptop nhá. Thì theo thứ tự HQ là khỏe nhất, lần lượt đến Y là yếu nhất. Và thực tế, một con i3HQ có thể ăn đứt một con i7-10U. Thế nên không phải cứ như i7 mới là mạnh đâu.
Ngoài ra, chúng ta còn có các thế hệ chip. Ví dụ như chip i7-6820HQ. Thì con chip này, thế hệ thứ 6. Chip i7 10510U là thế hệ thứ 10. Và thế mới càng mới, thì con chip càng hiện đại và đương nhiên xử lý công việc cũng tốt hơn chip cùng nhịp như thế hệ cũ, như vậy qua các ví dụ về con ngựa, cô thư ký hay anh cao bồi, có lẽ bạn đã hiểu một con chip mạnh hay yếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Sau này, bạn có đi mua máy tính hay điện thoại, thì cũng dễ dàng chọn được máy hơn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.
Xem thêm:
GHz là gì? Cách đọc nó như thế nào?
Ép xung RAM là gì? Có nên ép xung RAM cho máy tính xách tay?
Vấn đề thiếu hụt chip trên thế giới nguyên nhân là do đâu?