GHz là gì? Cách đọc nó như thế nào?

Nếu bạn thực sự quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính thì không thể không biết GHz là gì. Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu sâu hơn về GHz cũng như ý nghĩa thực sự của chỉ số này. Điều này có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về máy tính, và cụ thể hơn là CPU của máy tính.

GHz là gì?

Thuật ngữ “gigahertz”, viết tắt là GHz, bao gồm hai phần, “giga” và “hertz”. Gigahertz (GHz) là đơn vị tần số đo số chu kỳ trên giây. Hertz (Hz) đề cập đến số chu kỳ trên 1 giây. Một megahertz (MHz) bằng 1.000.000 Hz. Một gigahertz tương đương với 1.000 megahertz (MHz) hoặc 1.000.000.000 Hz.

ghz
Gigahertz thường được sử dụng để đo tốc độ xung nhịp của bộ xử lý trung tâm (CPU)

Gigahertz thường được sử dụng để đo tốc độ xung nhịp của bộ xử lý trung tâm (CPU). Nói chung, tốc độ xung nhịp CPU cao hơn thường cho thấy máy tính sẽ chạy nhanh hơn. Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ máy tính như tập lệnh, bộ nhớ cache bên trong, tốc độ mạng/bus, hiệu suất ổ đĩa và thiết kế phần mềm.

Bên cạnh đó, GHz còn là đơn vị đo tần số sóng AC (dòng điện xoay chiều) hoặc EM (điện từ) bằng 1.000.000.000 (một tỷ) Hz (hertz).

Gigahertz (GHz) trong bộ xử lý máy tính (CPU)

Hãy xem xét đơn vị xử lý trung tâm của máy tính (CPU) – “bộ não” của máy tính. Đây là thành phần thực hiện các lệnh được viết trong chương trình máy tính.

Chú ý phân biệt 3 loại lệnh sau:

  • Code – Đây là các hướng dẫn được viết bởi một lập trình viên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
  • Lệnh bộ xử lý (opcode) – Đây là các hướng dẫn được tạo từ “code” của lập trình viên mà bộ xử lý của máy tính có thể hiểu được.
  • Các bước con trong lệnh bộ xử lý – Đây là những hướng dẫn mà bộ xử lý tuân theo cho mọi lệnh bộ xử lý (opcode) mà nó nhận được.

Một lập trình viên viết code, code này được chuyển đổi thành các lệnh bộ xử lý, khi bộ xử lý nhận được lệnh, chúng sẽ được thực hiện giống như một chuỗi các bước con.

Ví dụ, một lập trình viên viết code để tăng một số X lên 1, code này được dịch thành các lệnh cho bộ xử lý (Opcode của INC X), code này khi được bộ xử lý nhận sẽ được coi là một chuỗi các bước con. Các bước con trong lệnh bộ xử lý này có thể giống như sau:

  1. Lấy giá trị từ địa chỉ mà X được đặt và đặt vào vị trí bộ nhớ ngắn hạn
  2. Load giá trị 1 vào một vị trí bộ nhớ ngắn hạn khác
  3. Thêm các giá trị vào cả hai vị trí bộ nhớ ngắn hạn
  4. Load kết quả vào vị trí bộ nhớ ban đầu của X

Vì vậy, trong ví dụ này, lệnh code 1 của lập trình viên đã được dịch thành lệnh bộ xử lý 1, lần lượt được thực hiện dưới dạng 4 bước con hướng dẫn cho bộ xử lý như đã nêu.

Qua ví dụ trên, bây giờ bạn đã hiểu rằng có các cấp độ lệnh khác nhau. Vì vậy, có thể nói như sau: Máy tính 1 gigahertz (Ghz) ​​có thể xử lý hàng tỷ bước con trong lệnh bộ xử lý mỗi giây. Cần nhấn mạnh rằng đó không phải là lệnh code do lập trình viên tạo ra, cũng không phải là lệnh bộ xử lý được tạo từ code của lập trình viên mà là những bước con trong lệnh bộ xử lý.

Mỗi bước con của lệnh bộ xử lý được thực hiện trong một “chu kỳ xung nhịp” của CPU, giống như một xung hoạt động. Điều này tương đương với việc máy tính 1 gigahertz (GHz) hoàn thành một tỷ chu kỳ xung nhịp mỗi giây.

ghz
1 gigahertz (GHz) hoàn thành một tỷ chu kỳ xung nhịp mỗi giây

Ở đây 1GHz là “tốc độ xung nhịp” của CPU, với 1 tỷ lần hoạt động mỗi giây. Tương tự như vậy bộ xử lý 2,5GHz có thể xử lý 2,5 tỷ bước phụ của bộ xử lý mỗi giây.

Đánh giá hiệu suất máy tính liệu có nên dựa vào GHz (xung nhịp CPU)?

Nhiều người thường nhìn vào xung nhịp CPU để đánh giá hiệu suất đại loại như GHz càng cao thì càng tốt, máy hoạt động sẽ càng nhanh, chơi game càng mượt… Điều này chỉ đúng khi bạn đang cân nhắc mua hai chiếc máy tính có cùng dòng chip xử lý và chỉ khác mỗi yếu tố xung nhịp.

Lấy ví dụ như có hai chiếc laptop cùng sở hữu chip Intel core i5 thuộc thế hệ thứ 2 (Sandy Bridge) nhưng một chiếc thì xung nhịp là 2.4 GHz, chiếc còn lại là 3.6 GHz. Rõ ràng, máy tính có xung nhịp 3.6 GHz đó sẽ hoạt động mượt mà hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với cái còn lại.

ghz1
Đánh giá hiệu năng máy tính dựa trên xung nhịp CPU (GHz) chỉ hoàn toàn đúng đắn khi đang so sánh các dòng chip thuộc cùng thế hệ

Tuy nhiên, nếu đem so máy tính sở hữu chip Intel core i5 (thế hệ 2) 3.6 GHz với CPU Intel core i7 (thế hệ 2) 3.0 GHz thì rõ ràng core i5 không thể sánh bằng dù có xung nhịp lớn hơn. Bởi lẽ CPU càng nhiều lõi (core) thì khả năng xử lý của nó càng mạnh hơn gấp nhiều lần. Không chỉ là về lõi, nếu đem so CPU chip Intel core i5 (thế hệ 2) 3.6 GHz với chip core i5 (thế hệ 9) 3.0 GHz thì có thể nói CPU thế hệ thứ 5 đó không thể sánh bằng với dòng chip thế hệ mới nhất hiện tại của Intel. Dù dòng CPU thế hệ mới này có số chu kỳ dao động trong một giây (GHz) thấp hơn, nhưng chúng lại có thể đảm nhiệm nhiều tác vụ cùng lúc hơn trong mỗi chu kỳ dao động. Và chính điều này làm cho các chip thế hệ mới mạnh mẽ hơn nhiều dù xung nhịp có thể không bằng các CPU đời cũ.

Hơn nữa, các chip đời mới dù tốc độ xử lý của CPU thấp hơn nhưng có hiệu năng cao hơn, điều này dẫn đến máy tính của bạn sẽ tỏa ra ít nhiệt hơn khi làm việc. Và vì thế giúp bạn tiết kiệm nhiều năng lượng điện (pin) hơn.

Như vậy, việc mua laptop hay đánh giá hiệu năng máy tính dựa trên xung nhịp CPU (GHz) chỉ hoàn toàn đúng đắn khi đang so sánh các dòng chip thuộc cùng thế hệ, cùng lõi. Tuy nhiên, số core (lõi) và thế hệ CPU là yếu tố quan trọng hơn cả khi so sánh giữa các CPU không cùng loại.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được GHz là gì và hiểu rằng ta không nên chỉ dựa vào yếu tố này để chọn mua laptop, đó có thể là một quyết định sai lầm…

 

Xem thêm:

Băng tần 2.4 Ghz và 5 Ghz là gì? nên chọn loại nào cho thiết bị của mình?

Sóng 5G là gì? Sóng 5G có hại đến con người không?

Chip máy tính là gì? Có bao nhiêu loại chip máy tính?

Ép xung RAM là gì? Có nên ép xung RAM cho máy tính sách tay?

4.9/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: