Chip máy tính là gì? Có bao nhiêu loại chip máy tính?

Nếu như ở cơ thể người, bộ não là bộ phận trung tâm điều khiển mọi hoạt động hành vi, ý thức…thì ở máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử khác như điện thoại, laptop, máy chủ.., Chip cũng giữ vai trò tương tự, đóng vai trò như não bộ, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của máy tính.

Chip máy tính là gì?

Chip máy tính là gì
Chip máy tính là gì

Thật ra, chip máy tính là tên gọi dân dã của nhiều người, còn từ ngữ chuyên ngành của nó là CPU – Central Processing Unit dịch nghĩa là Bộ xử lý trung tâm. Bộ phận này có chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính. Giúp máy tính có thể vận hành và xử lý chơn chu mọi tác vụ yêu cầu

Cấu tạo bên trong của chip máy tính gồm những gì?

CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ.

Chip máy tính - bộ não của máy vi tính
Chip máy tính – bộ não của máy vi tính

Trung tâm của CPU được chia làm 2 khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU).

  • + Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác.
  • + Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.

Chức năng của Chíp máy tính là gì?

Từ khái niệm về chip máy tính, chúng ta có thể thấy rằng CPU được coi là não bộ của cả dàn máy tính. Bộ phận này có chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính. Giúp máy tính có thể vận hành và xử lý chơn chu mọi tác vụ yêu cầu
Tuy đã trải qua rất nhiều thế hệ với các loại vi xử lý khác nhau, cũng như là có rất nhiều cải tiến. Nhưng nhìn chung, chức năng của CPU về cơ bản gồm 3 khâu: tìm nạp, giải mã và thực thi.

Chức năng của chip máy tính
Chức năng của chip máy tính

a. Tìm nạp

Quá trình tìm nạp liên của CPU máy tính quan đến việc nhận được một lệnh. Lệnh này sẽ được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số và được chuyển tới CPU từ RAM. Mỗi lệnh chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ thao tác nào, vì vậy CPU cần phải biết lệnh nào sẽ đến tiếp theo.
Địa chỉ lệnh hiện tại được giữ bởi một Program Counter – bộ đếm chương trình (PC). PC và các lệnh sau đó được đặt vào một Instruction Register – thanh ghi lệnh (IR). Độ dài của PC sau đó được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.

b. Giải mã

Khi một lệnh được tìm nạp và được lưu trữ trong IR, CPU sẽ truyền lệnh tới một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh. Điều này chuyển đổi lệnh thành các tín hiệu được chuyển qua các phần khác của bộ vi xử lý máy tính để thực hiện hành động.

c. Thực Thi

Trong bước cuối cùng, các lệnh được giải mã, gửi đến các bộ phận liên quan của CPU để được thực hiện. Các kết quả thường được ghi vào một CPU register, nơi chúng có thể được tham chiếu bằng các lệnh sau đó.

Cấu tạo của chip máy tính

Cấu tạo CPU bao gồm hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Trung tâm của CPU được chia làm 2 khối đó là khối điều khiển và khối tính toán:

  • Khối điều khiển (CU-Control Unit): Tại đây các yêu cầu và thao tác từ người dùng sẽ được biên dịch sang ngôn ngữ máy, sau đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác. CU chính là phần cốt lõi cho một bộ xử lý đã được cấu tạo, tạo thành từ những mạch logic có khả năng so sánh được với những linh kiện có thể bán dẫn được tạo thành từ transistor.
  • Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Các con số toán học và logic sẽ được tính toán kỹ càng và đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý kế tiếp.
Cấu tạo của CPU
Cấu tạo của CPU

Bên cạnh đó, trong cấu tạo của CPU còn có một bộ phận khác gọi là các thanh ghi (Registers). Đây tuy là những bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng lại có được tốc độ truy cập cao, nó được lắp đặt ngay trong CPU. Nhiệm vụ chính của thành ghi là lưu giữ tạm thời các kết quả tính toán, toán hạng, thông tin điều khiển hoặc là địa chỉ của các ô nhớ trong CPU.

Mỗi một thanh ghi nó sẽ có một chức năng hoạt động cụ thể riêng, trong đó thanh ghi có chức năng quan trọng nhất của bộ vi xử lý là bộ đếm chương trình (Program Counter-PC) có nhiệm vụ chỉ những lệnh sẽ được thi hành tiếp theo trong một chương trình hoạt động.

Có những loại chip máy tính nào?

Hiện tại các 2 nhà sản xuất chíp máy tính (CPU) lớn nhất toàn cầu đó chính là AMDINTEL kể từ giữa năm 2017 sự trở lại mạnh mẽ của AMD đã giúp người dùng luôn có những sự chọn lựa rất ổn định và đảm bảo. Sự cạnh tranh đến từ 2 thương hiệu lớn nhất này đem đến cho người dùng nhiều sự chọn lựa hơn nữa.
Các mã socket phổ biến hiện tại. Thì có Socket 1150, 1151, 1151V2 và các dòng socket 2011 và 2066 tương đương với Haswell , skylake, kabylake và mới nhất và phổ thông bây giờ đóng chính là Coffelake đó chính là những dòng socket của CPU intel.

Các loại chíp máy tính
Các loại chíp máy tính

Còn hiện tại AMD lại phổ biến với dòng socket AM4 và TR4
Một số dòng CPU Intel phổ biến như: Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon được nhiều khách hàng ưa chuộng và lựa chọn. Đối với AMD một số dòng CPU phổ biến như: AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7 và AMD Ryzen threadripper cũng được rất nhiều người dùng đón nhận và sử dụng.

Con chip trên thẻ căn cước công dân có tác dụng gì?

Tư vấn mua laptop khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng

Chính thức ra mắt CPU Intel Gen 11th không cần đổi main vẫn dùng được chip mới

Ram máy tính là gì? Có bao nhiêu loại Ram?

Main máy tính là gì? Main có bao nhiêu loại?

5/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: