Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, được đặt theo tên của một vị thần cổ đại. Nó có một khối lượng cực kì lớn, từ trường mạnh và nhiều mặt trăng hơn các hành tinh nào khác. Sao Mộc đã được con người biết từ rất lâu, nhưng chưa thực sự biết được hết về nó. Ngày nay với sự phát triển của khoa học cùng với sự ra đời của kính thiên văn. Con người đã có thể nghiên cứu sao Mộc một cách chi tiết nhất. Sau đây hãy cùng Biết Tuốt khám phá 10 sự thật thú vị về sao Mộc nhé!
Mục Lục
- 1 Sao Mộc
- 2 10 sự thật thú vị về sao Mộc
- 2.1 Sao Mộc là thiên thể sáng thứ tư trong hệ mặt trời
- 2.2 Sao Mộc rất khổng lồ
- 2.3 “Ngày” ngắn, “năm” dài
- 2.4 “Bà mẹ nhiều con”
- 2.5 Chúng ta có thể quan sát sao Mộc bằng mắt thường
- 2.6 Chúng ta đã 7 lần đưa tàu thăm dò lên đây
- 2.7 Từ trường của sao Mộc lớn hơn Trái Đất gấp 17 lần
- 2.8 Siêu bão
- 2.9 Sao Mộc là hành tinh bay nhanh nhất trong hệ Mặt Trời
Sao Mộc
Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
10 sự thật thú vị về sao Mộc
Sao Mộc là thiên thể sáng thứ tư trong hệ mặt trời
Khi nhìn từ Trái Đất, sao Mộc lần lượt đứng sau Mặt Trời, Mặt Trăng và sao Kim.
Chỉ có Mặt trời, Mặt trăng và Sao Kim là sáng hơn. Nó là một trong năm hành tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái đất.
Sao Mộc rất khổng lồ
Đường xích đạo của sao Mộc có thể chứa được 11 Trái Đất. Nếu coi Trái Đất của chúng ta là một quả nho thì sao Mộc là một quả bóng rổ
Nó được xem là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta, nhưng chỉ nói bâng quơ vậy thì sẽ không có gì đặc biệt cả. Về khối lượng, nó nặng hơn Trái Đất 318 lần và có một sự thật là khối lượng của Sao Mộc gấp 2 lần rưỡi tổng khối lượng của các hành tinh còn lại.
Tuy nhiên, nếu Sao Mộc sở hữu địa khối lớn hơn, hình dạng của nó sẽ trở nên nhỏ bé hơn. Lí do là vì nếu thêm khối lượng, mật độ vật chất trong nó sẽ dày đặc hơn và các lực tương tác sẽ tự kéo các vật chất này về nhau, dẫn tới hành tinh sẽ bị co lại. Theo ước tính, khối lượng của sao Mộc có thể tăng thêm 4 lần mà không bị co lại, nếu vượt quá giới hạn này, nó sẽ có sự thay đổi về kích thước.
“Ngày” ngắn, “năm” dài
Theo cái nhìn của chúng ta từ Trái đất, nó dường như di chuyển chậm trên bầu trời, mất nhiều tháng để di chuyển từ chòm sao này sang chòm sao khác.
Sao Mộc tự quay mất khoảng 10 giờ Trái Đất 1 vòng, nhưng mất khoảng 12 năm Trái Đất để hoàn thành một quỹ đạo của Mặt Trời
“Bà mẹ nhiều con”
Vì sao lại gọi là bà mẹ nhiều con? Vì Sao Mộc có tới 67 vệ tinh quay xung quanh. Tuy nhiên đây chỉ là những vệ tinh chính thống và đã được đặt tên. Thực tế thì nó có hơn 200 vệ tinh tự nhiên có quỹ đạo xung quanh. Những mặt trăng của Sao Mộc thường có đường kính nhỏ hơn 10km và chỉ được khám phá sau năm 1975, thời điểm mà tàu thăm dò đầu tiên có tên Pioneer 10 tới khám phá nơi đây.
Sao Mộc không thể hỗ trợ sự sống như chúng ta biết, nhưng một số Mặt Trăng của Sao Mộc có đại dương bên dưới lớp vỏ có thể hổ trợ sự sống.
Mặt dù có nhiều mặt trăng, nhưng có 4 cái chính được để ý nhiều nhất và có tên gọi chung là mặt trăng Galilean do được phát hiện bởi Galileo . Tên của chúng theo thứ tự về khoảng cách tới hành tinh chủ như sau: Io, Europa, Ganymede và Callisto. Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời với đường kính khoảng 5200km, đứng thứ 2 là mặt trăng của sao Thổ: Titan.
Chúng ta có thể quan sát sao Mộc bằng mắt thường
Chúng ta có thể dễ dàng quan sát sao Mộc bằng mắt thường khi nó đạt đến thời điểm lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm
Sao Mộc sẽ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường và sáng hơn bất kỳ ngôi sao nào trên bầu trời Trái đất, tất nhiên là ngoại trừ Mặt trời.
Mặc dùng có khoảng cách rất xa, nhưng việc nó là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời và sáng thứ 3, chỉ sau Sao Kim và mặt trăng, giúp cho Sao Mộc có thể quan sát bằng mắt thường.
Chúng ta đã 7 lần đưa tàu thăm dò lên đây
Việc Thăm dò Sao Mộc cho đến nay chỉ được tiến hành qua quan sát cận cảnh bởi các tàu không gian tự động.
- Lần đầu NASA đưa lên đây là con tàu Pioneer 10 voà tháng 12 năm 1973, sau đó là tháng 12 năm 1974 với con tàu Pioneer.
- Tiếp tục sau đó là hai anh em Voyager 1 và 2, cả hai tàu này đều lên đây vào năm 1979.
- Sau đó là một khoảng thời gian rất lâu sau, mãi năm 1992 người ta mới tiếp tục đưa Ulysses lên đây vào tháng 12 năm đó.
- Vào năm 2000, tàu Cassini đã lên đây và tiếp tục hành trình của nó để qua sao Thổ.
- Cuối cùng là vào năm 2007, NASA phóng tàu New Horizons, đây là nhiệm vụ khám phá gàn đây nhất nhưng chắc chắn không phải là nhiệm vụ cuối cùng, và chúng ta sẽ còn khám phá hành tinh này cũng như những hành tinh khác dài dài.
Từ trường của sao Mộc lớn hơn Trái Đất gấp 17 lần
Nếu đem la bàn lên Sao Mộc, nó sẽ hoạt động được, bởi vì đây là hành tinh có từ trường lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Sự tương tác của từ quyển với gió mặt trời tạo ra một hiên tượng vành đai phóng xạ nguy hiểm có thể gây ra thiệt hại cho tàu vũ trụ muốn thăm dò ở đây. Sao Mộc có bốn mặt trăng lớn nhất tất cả quỹ đạo trong từ quyển, bảo vệ chúng khỏi gió mặt trời.
Từ trường của Sao Mộc cũng chịu trách nhiệm cho các đợt phát xạ vô tuyến cực mạnh từ các vùng cực của hành tinh.
Siêu bão
“Vết đỏ lớn – Great Red Shot” là cơn bão khổng lồ nằm ở 22 độ phía nam xích đạo. Nó đã hoành hành ít nhất 350 năm. Nó lớn đến nỗi ba Trái đất có thể nằm gọn bên trong nó.
Cơn bão được tạo ra bởi sự hỗn loạn do vận tốc xoay quanh trục quá nhanh. Những lý thuyết này đã được chứng mình là đúng sau khi tàu Voyager 1 đã quan sát cận cảnh vào tháng 3 năm 1979.
Mặc dù vậy, kích thước của nó đã bị giảm đáng kể. Theo những ghi chép từ quan sát của Ông Cassini vào thế kỉ 17, nó có vẻ lớn gấp đôi so với bây giờ. Không rõ trong tương lai, nó có bị biến mất hoàn toàn hay không, nhưng người ta tiên đoán rằng sẽ vẫn xuất hiện hiện tượng tương tự ở những khu vực khác trên hành tinh.
Sao Mộc là hành tinh bay nhanh nhất trong hệ Mặt Trời
Sao Mộc chỉ tốn khoảng chưa tới 10 tiếng để tự quay quanh trục của chính mình, vận tốc quay của nó đạt khoảng 12.6km/s.
Bởi vì có khối lượng tổng thể lớn, Sao Mộc là hành tinh duy nhất có tâm khối với Mặt Trời nằm bên ngoài thể tích của Mặt trời. Thời gian cần thiết để nó hoàn thành một vòng quanh ngôi sao chủ là 11,86 năm Trái Đất với khoảng cách so với Mặt Trời là 778 triệu km. Với vận tốc quay nhanh như thế, Sao Mộc có một từ trường rất mạnh và cũng tạo ra nhiều bức xạ nguy hiểm xung quanh bề mặt của hành tinh này.
Xem thêm:
Những sự thật thú vị về sao Thủy, Hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời