Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã nghe qua thuật ngữ “hệ điều hành”. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết được hệ điều hành là gì? Có vai trò gì trên máy tính, điện thoại của mình. Vậy mời bạn đọc cùng Biết Tuốt tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục Lục
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành trong tiếng anh là Operating System – viết tắt: OS. Là một phần mềm được dùng để cài đặt trên các máy tính, thiết bị di động, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng như CPU, RAM, ổ cứng… và các tài nguyên phần mềm khác. Có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị.
Các thành phần của hệ điều hành
Nhân (Kernel)
Nhân có vai trò kiểm soát những tính năng cơ bản của tất cả các thiết bị phần cứng trên máy. Vai trò chính của Kernel là đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, xử lý các lệnh thực thi, xác định cách thức nhận và gửi dữ liệu của các thiết bị như màn hình, bàn phím và chuột và xác định các diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.
Giao diện người dùng (User Interface)
Đây là thành phần tương tác tác với người dùng, được tiến hành qua màn hình và các biểu tượng đồ họa hoặc qua cửa sổ lệnh. UI có hai loại là Giao diện dòng lệnh (Command Line Interface – CLI) nơi người dùng giao tiếp với hệ thống bằng các câu lệnh.
Loại còn lại của UI là Giao diện người dùng đồ họa (GUI), thứ mà đa số chúng ta đang dùng hàng ngày.
GUI trực quan hơn rất nhiều khi cho phép người dùng tương tác với hệ thống qua các biểu tượng trên màn hình bằng thiết bị đầu vào như chuột, bàn phím hoặc màn hình cảm ứng.
Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces)
Đây là thành phần cho phép các nhà phát triển viết các code dạng module. API đóng vai trò quyết định cách hệ thống hoặc các thành phần khác có thể sử dụng một ứng dụng nhất định.
Chức năng của hệ điều hành
- Hệ điều hành là nền tảng chính, để phát triển các ứng dụng tiện ích. Như vậy, khi đã có hệ điều hành trên phần cứng, thì những nhà lập trình. Sẽ cần lập những ứng dụng tương thích, để có thể sử dụng trên hệ điều hành đó.
- Là nơi để quản lý thông tin phần cứng, bao gồm như: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản lý mạng, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin.
- Cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp, để có thể sử dụng các phần mềm trên máy tính.
- Tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính, tối ưu các công đoạn thao tác hoặc nhập liệu.
- Là điểm trung gian giữa phần cứng với người dùng, giúp con người nhanh chóng truy cập, cũng như vận hành các tài nguyên khác.
- Dàn xếp các xung đột, giữa chương trình hệ thống, và các chương trình do người dùng sử dụng.
Xem thêm:
Mạng máy tính là gì? Bên trong mạng máy tính gồm có những gì?