Gần đây sơ đồ gia phả của một thiền an bên bờ trại giam đã khiến khán giả sốc toàn tập. Nhưng chúng ta không thể nào hiểu được giữa thế kỷ 21 vẫn có những người sinh sống như vợ chồng với anh em ruột thịt thậm chí là con gái của mình. Mà điều đang nói nhất là bấy lâu nay họ vẫn tự nhận mình là thầy tu công đức vô lương. Thôi bỏ qua drama này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hôn nhân cận huyết các bạn nhé!
Mục Lục
Hôn nhân cận huyết là gì?
Hôn nhân cận huyết là việc kết hôn hoặc sinh sống như vợ chồng giữa những người trong phạm vi 3 đời với nhau. Đời thứ nhất là cha mẹ. Đời thứ 2 là anh chị em cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Còn đời thứ 3 là những người anh chị em có chung ông bà nội ngoại với nhau.
Ở Việt Nam, và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới hôn nhân cận huyết là việc làm trái pháp luật và không được thừa nhận. Đến đây sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao thời xưa chấp nhận hôn nhân cận huyết thậm chí nó còn cực kỳ phổ biến trong những gia đình hoàng tộc. Thì nó xuất phát từ 2 vấn đề lớn sau:
Không muốn dòng máu quý tộc bị pha loãng
Thời xưa luôn xem trọng duy trì nòi giống gia tộc và họ không muốn dòng máu quý tộc bị pha loãng với những dòng máu thấp kém khác. Đúng kiểu con vua thì phải làm vua. Ngoài những quốc gia ở châu Á thì châu Âu thời xưa cũng có cùng quan điểm này. Chẳng hạn như nữ hoàng Victoria bà đã kết tóc se duyên cùng người anh họ của mình là hoàng tử Albert.
Và ở Ai Cập nữ hoàng Cleopatra đã lấy 2 người em trai của mình. Sau khi người em trai cũng là người chồng đầu tiên qua đời bà lại tiếp tục kết hôn với người em thứ hai. Cleopatra có yêu em trai mình không thì chỉ có trời mới biết. Thế nhưng có một điều chắc chắn đó là bà buộc phải làm vậy để giữ cho dòng máu hoàng tộc không bị pha loãng.
Nhiều người sẽ nói ngày xưa còn làm vậy thì bây giờ có cái quái gì mà lên án. Thì tất nhiên là phải lên án vì thời ấy nhận thức của con người về vấn đề cận huyết còn hạn hẹp nên chúng ta không thể nào đem ra so sánh được.
Y học thời xưa chưa phát triển
Ở cái thời mà phụ nữ có thể mang thai chỉ nhờ đạp lên một chiếc lá khô cũng có thể tin được. Thì khi cái thai bị mất ngay từ trong bụng mẹ chả ai nghĩ đó là do hôn nhân cận huyết cả. Ngay cả những người con được sinh ra có nuôi lớn được hay không lại là chuyện khác. Lúc bấy giờ thì hầu như gia đình nào cũng có những đứa trẻ không thể sống nổi cho đến khi trưởng thành chứ đừng nói đến chuyện dậy thì thành công.
Cấm hôn nhân cận huyết
Ngày nay khi y học phát triển thì gần như nước nào cũng cấm hôn nhân cận huyết. Tại sao lại như vậy?
Về mặt khoa học
Về mặt khoa học thì hôn nhân cận huyết là cách nhanh nhất để làm suy giảm nòi giống của gia đình, dòng tộc và có lẽ vì hiểu rõ những người sinh ra trong hôn nhân cân huyết dễ khiếm khuyết về mặt sức khỏe nên chiếc máy dập ở Tịnh Thất Bồng Con mới khích lệ các con của mình phải tập gym ngày đêm. Cụ thể thì mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi GEN kể cả nhiều loại bệnh cũng được truyền qua gen. Trung bình mỗi người chúng ta sẽ có từ 500 đến 600 nghìn gen trong số đó có những gen lặn về mặt bệnh lí. Nhưng chưa có điều kiện để gây bệnh thể hiện ra bên ngoài. Những gen lặn này tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và nếu như kết hôn với những người khác dòng họ của mình thì nguy cơ phát bệnh không cao.
Câu chuyện gia tộc Habsburg
Thế nhưng khi kết hôn cận huyết thì đây lại là điều thuận lợi để những gen lặn bệnh lí tương đồng có cơi hội gặp gỡ và hệ quả là những đứa con sinh ra sẽ mang bệnh tật hoặc dị dạng di truyền. Lịch sử cũng đã chứng kiến rất nhiều trường hợp như vậy. Nổi tiếng nhất là câu chuyện của gia tộc Habsburg – gia tộc có ảnh hưởng và nổi bật nhất châu Âu khi chiếm được ngôi hoàng đế của đế chế la mã thần thánh trong giai đoạn từ năm 1938 đến năm 1740 nghĩa là hơn 3 thế kỷ. Những người trong gia tộc này có một đặc điểm không thể lẫn đi đâu được đó là chiếc hàm bạnh. Chiếc hàm của họ được mô tả là vô cùng kỳ dị khi nó dài và bạnh ra.
Thời đó không ai biết tại sao lại có sự trùng hợp như vậy. Mãi sau này khi các nhà nghiên cứu bắt tay vào tìm hiểu mới biết đó là hệ quả của việc hôn nhân cận huyết kéo dài hơn 200 năm. Hôn nhân cận huyết đã giúp gia tộc này đứng trên đỉnh vinh quang trong một thời gian khá dài. Thế nhưng đằng sau đó là những đứa trẻ ra đi khi chưa kịp lọt lòng. Nhiều đứa trẻ khác vừa sinh ra đã mang bệnh di truyền hoặc di tật. Nặng nề nhất phải kể đến vua Charles II – vị vua Habsburg cuối cùng của Tây Ban Nha. Ông này có phần hàm dưới nhô ra quá nhiều so với hàm trên. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng cản trở việc nói chuyện và ăn uống.
Mà thời xưa ý học chưa phát triển, không có phẫu thuật thẩm mỹ như bây giờ. Thế là đến khi qua đời Charles II vẫn phải mang cái danh vị vua có khuôn mặt dị dạng. Mỗi tội đó chưa phải là tất cả Charles II còn mang trong mình rất nhiều bệnh tật như: Động kinh, xương khớp,… quan trọng nhất là nhận thức của ông rất kém không có đủ khả năng cai trị Tây Ban Nha và các nước láng giềng.
Năm 1700 Charles II qua đời khi mới 39 mùa xuân do ông không thể có con nên cái chết của ông đã dẫn đến chiến tranh 12 năm tại châu Âu còn được gọi là “cuộc chiến kế vị” Tây Ban Nha. Gia tộc nhà Habsburg từ đó lụi bại dần.
Về mặt xã hội
Hôn nhân cận huyết để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một thế hệ thiếu sức khỏe thì không thể nào xây dựng được một quốc gia hùng cường.
Như vậy chúng ta thấy hôn nhân cận huyết rất nguy hiểm cả về mặt khoa học lẫn xã hội. Tỷ lệ nhúng em bé dị tật đưuọc sinh ra sẽ là rất cao.