Mục Lục
Tìm hiểu KOL, KOC là gì?
KOL (Key Opinion Leader) là những người có sức ảnh hưởng lớn. Họ có ý kiến thức, chuyên môn cao về một lĩnh vực nào đó, được nhiều người tín nhiệm và có lượt theo dõi rất lớn trên mạng xã hội.
KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm sau đó review, chia sẻ kinh nghiệm lại bằng các hình thức trên nền tảng các mạng xã hội. Nói cách khác, KOC là những người có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa KOL và KOC
Độ phổ biến
KOL là những người được biết đến rất rộng rãi, với hàng triệu người theo dõi. KOC là những người có lượng theo dõi ít hơn, từ khoảng dưới 10000 lượt theo dõi. Vì KOL có lượng theo dõi rất lớn nên người ta đã phân loại các KOL theo số lượng người theo dõi như sau:
- Nano KOL: Từ 1000 – 10.000 người theo dõi
- Micro KOL: Từ 10.000 – 100.000 người theo dõi
- Macro KOL: Từ 100.000 – 1 triệu người theo dõi
- Mega KOL: Từ 1 triệu người theo dõi trở lên
Chức năng
KOC là những người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, sau đó đưa ra những đánh giá có ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc sử dụng dịch vụ của những người khác. KOC tập trung chủ yếu vào các hoạt động bán hàng, dịch vụ, có tác động mạng đến người tiêu dùng nhưng độ phủ thấp.
KOL là những người có mức độ ảnh hưởng lớn hơn, phù hợp cho những doanh nghiệp muốn quảng bá, độ phủ sóng của thương hiệu lớn hơn.
Chuyên môn
KOC là người không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nào đó. KOC chỉ là những người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, là những người đứng ra sử dụng, dịch vụ, sau đó đưa ra những ý kiến, đánh giá khách quan cho những người khác.
KOL là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có thể dẫn dắt người tiêu dùng, có niềm tin lớn với người tiêu dùng.
Mức độ uy tín
Mặc dù có lượng theo dõi lớn nhưng các KOL thường có sự hợp tác với các doanh nghiệp, brand, nên sự uy tín không cao
Ngược lại, mặc dù có độ phủ thấp hơn những các KOC lại có độ uy tín cao hơn. Các hoạt động sử dụng sản phẩm, dịch vụ đều được đánh giá rất khách quan, không có sự hợp tác nào giữa các brand nên hoạt động của KOC không đi theo những kịch bản có sẵn và không phục thuộc vào yếu tố quảng cảo hay lợi ích thương mại.
Tính chủ động
Các KOC là người chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ để đánh giá dựa trên những nhu cầu, xu hướng của người tiêu dùng, Những đánh giá sau khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm hoàn toàn khách quan, không bị chi phối bởi các lợi ích thương mại. Thay vì được chủ động mời hợp tác như KOL, KOC thường tự mình tìm kiếm và liên hệ với các nhãn hàng để yêu cầu hợp tác. Họ thường muốn trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của một nhãn hàng cụ thể và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình với cộng đồng. Bên cạnh đó, khi thực hiện việc review, KOC không phụ thuộc vào kịch bản hay nội dung được chỉ đạo từ trước. Họ thường tập trung vào việc chia sẻ trải nghiệm thực tế của mình và đưa ra nhận định một cách chân thực và trung thực.
Các doanh nghiệp, thương hiệu đầu tư thời gian và nỗ lực để tìm kiếm các KOL phù hợp với mục tiêu tiếp thị của họ thông qua việc nghiên cứu và theo dõi các tài khoản trên mạng xã hội, xem xét về nội dung và tầm ảnh hưởng của từng KOL. Sau khi xác định được các KOL phù hợp, thương hiệu thường tiếp cận và thỏa thuận với họ về các chiến dịch quảng cáo cụ thể: đề xuất ý tưởng, thỏa thuận về nội dung, và các điều khoản hợp tác, bao gồm cả việc trả phí để họ tạo ra nội dung quảng cáo, chia sẻ ý kiến và đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các kênh truyền thông khác.
Xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC tại Việt Nam
Xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC tại Việt Nam đang là một trong những điều đáng chú ý trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo.
Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao ý kiến từ những người dùng thực sự hơn là từ các cá nhân nổi tiếng hoặc KOL. KOC thường được coi là đáng tin cậy hơn vì họ chia sẻ từ trải nghiệm thực tế và không bị ảnh hưởng bởi mục tiêu tiếp thị của thương hiệu. KOC thường có sự tương tác cao hơn với cộng đồng của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Họ thường tạo ra nội dung được đánh giá cao và có khả năng tạo ra sự tham gia từ phía người tiêu dùng.
Mặc dù việc hợp tác với KOL có thể mang lại kết quả ấn tượng, nhưng cũng đòi hỏi một ngân sách đáng kể. Trong khi đó, hợp tác với KOC có thể mang lại hiệu quả tương tự hoặc thậm chí cao hơn với chi phí thấp hơn. Do KOC thường chủ động chia sẻ ý kiến và trải nghiệm của họ một cách tự nhiên và không được chi phối bởi mục tiêu tiếp thị của thương hiệu, nên thông điệp từ họ thường được xem là chân thành và trung thực hơn.
Xem thêm:
Ăn ba tô cơm là gì? Nguồn gốc từ đâu và tại sao xuất hiện nhiều trên mạng xã hội