Những phát minh vĩ đại – Phần 1: Nghành Y học

Nhờ có y học hiện đại mà hàng trăm triệu người được cứu sống mỗi năm, tuổi thọ con người cũng ngày càng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên ít ai biết rằng để có được các thành tựu đó thì nhân loại đã trải qua biết bao thăng trầm, Hôm nay hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu những phát minh vĩ đại nhất trong ngành Y học góp phần cứu chữa cho hàng tỷ người nhé.

  1. Nhiệt kế

Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Hoạt động đơn giản là nóng nở ra, lạnh co vào, ví dụ như nước nóng sẽ nở ra sẽ bay hơi, lạnh thì co vào đóng thành băng.
Nhiều nhà phát minh đã ghi công vào việc sáng tạo ra nhiệt kế như Avicenna, Cornelius Drebbel, Robert Fludd, Galileo Galilei hay Santorio Santorio. Nhiệt kế không phải là kết quả của một phát minh duy nhất, mà nó phải trải qua quá trình phát triển rất dài và qua rất nhiều phiên bản

Nhiệt kế được phát minh khá sớm trong y học
Nhiệt kế được phát minh khá sớm trong y học

Nhiệt kế là một thiết bị y tế vô cùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên vẫn chưa xác định được ai đã là người đã nảy ra ý tưởng tuyệt vời này. Mặc dù Galileo đã phát minh thiết bị đo nhiệt độ vào cuối những năm 1500 song chiếc nhiệt kế thủy ngân đầu tiên của Gabriel Fahrenheit vào năm 1714 mới là thành tựu được ứng dụng đến nay. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên nguyên tắc giãn nở vì nhiệt của các chất. Tuy nhiên, hiện nay nhiệt kế điện tử đang được ưu tiên hơn nhiệt kế thủy ngân vì tính an toàn và tiện lợi của loại sản phẩm này.

2. Ống nghe y tế

Ống nghe là thiết bị y tế âm thanh để thính chẩn, hoặc nghe những âm thanh bên trong của động vật hoặc cơ thể con người. Nó thường có một bộ cộng hưởng hình đĩa nhỏ đặt trên ngực và hai ống nối với tai nghe. Nó thường được sử dụng để nghe âm thanh phổi và tim. Nó cũng được sử dụng để lắng nghe đường ruột và lưu lượng máu trong động mạch và tĩnh mạch. Kết hợp với máy đo huyết áp, nó thường được sử dụng để đo huyết áp.

Ống nghe y tế
Ống nghe y tế

Trước kia, khi chưa có ống nghe, bác sĩ thường phải áp tai vào lồng ngực để lắng nghe nhịp tim của bệnh nhân. Đây rõ ràng là một biện pháp thô sơ và kém hiệu quả bởi nếu bệnh nhân có lớp mỡ dày thì kết quả sẽ có sai số rất đáng kể. Bác sĩ người Pháp René Laënnec đã gặp phải trường hợp oái ăm như vậy, khi ông gặp khó khăn cho việc đánh giá nhịp tim chính xác cho một bệnh nhân với thân hình quá khổ. Do đó, ông đã phát minh ra một chiếc ‘ống nghe’ có hình dạng như một chiếc kèn gỗ để khuếch đại âm thanh phát ra từ phổi và tim. Nguyên lí đó vẫn được duy trì đến ngày nay, với những thiết bị ống nghe tân tiến hơn.

 

3. Chụp X-quang

Thật khó để chẩn đoán và điều trị những chấn thương phổ biến như gãy xương, trật khớp một cách chính xác mà không có công nghệ hình ảnh X-quang. Tuy nhiên, phương pháp này lại là một phát hiện ngẫu nhiên của nhà vật lí người Đức tên Wilhelm Conrad Röntgen. Khi ông đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng. Phát kiến trên đã đạt được giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1901.

Chụp X-quang
Chụp X-quang

Năm 1897, tia X lần đầu tiên được sử dụng trên chiến trường quân sự, trong Chiến tranh Balkan, để tìm các mảnh đạn và vị trí xương gãy bên trong cơ thể bệnh nhân.

Khoa X quang là một lĩnh vực chuyên biệt trong y tế sử dụng ảnh tia X và các kĩ thuật khác để chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh nên còn được gọi là Khoa chẩn đoán hình ảnh.

Việc sử dụng tia X đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về xương, nhưng cũng có thể giúp ích tìm ra các bệnh về phần mềm. Ưu điểm của ứng dụng này là chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh tật một cách nhanh chóng mà không làm bệnh nhân đau đớn (ví dụ như các bệnh về đường máu, bệnh ung thư,…)

 

4. Kim tiêm

Một ống tiêm hay syringe là một bơm pittông đơn giản bao gồm một pít tông vừa khít trong một ống hình trụ. Pít tông có thể được kéo và đẩy tuyến tính dọc theo bên trong ống, cho phép ống tiêm đi vào và đẩy chất lỏng hoặc khí thông qua một lỗ xả ở đầu trước của ống.

Ống tiêm là phát minh vĩ đại trong ngành y tế
Ống tiêm là phát minh vĩ đại trong ngành y tế

Trước khi chiếc kim tiêm nhỏ gọn ra đời, các bác sĩ đã sử dụng những dụng cụ rỗng thô sơ và thậm chí cả ống lông ngỗng để tiêm tĩnh mạch. Mãi đến những năm 1800, Alexander Wood và Charles Pravaz đã lần lượt đưa ra phát minh về kim tiêm dưới da và ống tiêm xi-lanh hiện đại. Những chiếc kim này giúp cung cấp liều lượng thuốc chính xác trong điều trị, ít mang lại cảm giác đau đớn cho bệnh nhân và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Ống tiêm thường được sử dụng trong y học lâm sàng để tiêm, tiêm tĩnh mạch vào máu, áp dụng các hợp chất như keo hoặc chất bôi trơn, và rút/đo chất lỏng.

 

5. Kính mắt – Kính cận

Những chiếc kính đeo mắt đầu tiên được sản xuất ở miền Bắc nước Ý, rất có thể là ở Pisa, vào khoảng năm 1290. Hiện chưa có thông tin cụ thể nào về người đã phát minh ra sản phẩm nhỏ bé nhưng phủ sóng toàn cầu này. Chỉ biết rằng nhiều thế kỷ trước, các học giả và nhà sư thường sử dụng một dạng kính mắt với gọng kính được đặt trước mắt và cân bằng trước mũi (không có càng kính đặt ở hai bên tai) để nhìn.

Kính mắt giúp những người có bệnh về mắt có thể nhìn rõ hơn
Kính mắt giúp những người có bệnh về mắt có thể nhìn rõ hơn

Đến năm 1800, khi ngành công nghiệp xuất bản phát triển và số người mắc tật cận thị cũng ngày một nhiều lên thì kính đeo mắt đã trở thành sản phẩm được bày bán đại trà.

 

6. Máy tạo nhịp tim

Phát minh quan trọng này là thành quả của hai nhà khoa học Úc, Mark C. Lidwill và nhà vật lý Edgar H. Booth vào năm 1926. Nguyên mẫu của họ là một thiết bị cầm tay bao gồm hai cực với một cực được nối với miếng da giả trong dung dịch muối ngâm và cực còn lại nối với một cây kim được đưa vào buồng tim bệnh nhân.

Máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim

Tuy rằng kết cấu có phần thô sơ nhưng phát minh của cả hai đã thành công vãn hồi sự sống cho một em bé suýt bị chết non. Cho đến ngày nay, chiếc máy tạo nhịp tim đã tinh vi hơn với tuổi thọ pin trung bình lên đến 20 năm.

 

7. Thuốc kháng sinh

Khi nói đến thuốc kháng sinh, chúng ta thường nhắc đến Penicillin của Alexander Fleming vào năm 1928. Trên thực tế, Salvarsan là loại thuốc kháng khuẩn tổng hợp đầu tiên được chế tạo bởi Alfred Bertheim và Paul Ehrlich để điều trị giang mai và kháng khuẩn vào năm 1907. Salvarsan được ứng dụng để điều trị giang mai trong suốt nửa đầu thế kỉ 20 và đến nay, thuốc này được gọi là Arsphenamine. Trong thời đại ngày nay, kháng sinh cùng vắc xin đã giúp điều trị vô số bệnh như lao, dại hay viêm não Nhật Bản.

Thuốc kháng sinh được phát sinh đã cứu sống hàng tỷ người
Thuốc kháng sinh được phát sinh đã cứu sống hàng tỷ người

 

8. Thuốc Insulin

Insulin là một loại hormone protein được sử dụng như một loại thuốc để điều trị đường huyết cao. Các bệnh này bao gồm trong đái tháo đường loại 1, đái tháo đường loại 2, đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng của bệnh tiểu đường như nhiễm toan đái tháo đường và tình trạng tăng đường huyết.

Với sự gia tăng của tỉ lệ người béo phì và chứng bệnh béo phì hiện nay ảnh hưởng đến cuộc sống của 371 triệu người trên thế giới, rõ ràng là tầm quan trọng của việc phát hiện ra Insulin ngày càng hiển nhiên. Vào thế kỷ 20 bệnh béo phì được chẩn đoán là nguyên nhân nội tại, chủ yếu do cơ thể không thể tạo ra chất Insulin, và các phương pháp điều trị thông thường hoàn toàn không hiệu quả.

Thuốc Insulin cho người tiểu đường
Thuốc Insulin cho người tiểu đường

Nhưng vào năm 1921, nhóm các nhà khoa học ở Đại học Toronto đã điều chế thành công chất Insulin ở môi trường nhân tạo và đại trà. Chàng trai 14 tuổi Leonard Thomson là bệnh nhân đầu tiên được cứu bởi loại thuốc này.

9. Thuốc ngừa Thủy đậu (Vắc xin Thủy đậu)

Vắc-xin thủy đậu, là một loại vắc xin bảo vệ chống lại thủy đậu. Một liều vắc-xin ngăn ngừa 95% bệnh mức độ trung bình và 100% bệnh nặng Hai liều vắc-xin có hiệu quả hơn một liều.

Hình ảnh em bé bị Thủy đậu
Hình ảnh em bé bị Thủy đậu

Thủy đậu đã từng là một trong những căn bệnh chết chóc nhất của loài người, lấy đi mạng sống của khoảng 300 đến 500 triệu người. Vào thế kỷ 18 Edward Jenner đã thử phát triển một hệ thống chủng ngừa chống lại căn bệnh dựa trên phát hiện của ông: các cô hầu vắt sữa bò khi phơi nhiễm với bệnh thủy đậu của bò lại không thể mắc bệnh thủy đậu. Sau đó ông tiến hành thí nghiệm sử dụng vắc -xin thủy đậu trên chính đứa con 11 tháng tuổi của ông và thành công, khiến cho việc tiêm ngừa thủy đậu trở nên phổ biến. Kết quả là tổ chức Y Tế Thế Giới đã tuyên bố bệnh thủy đậu hoàn toàn bị triệt tiêu vào năm 1980. Phát kiến này đã lót đường cho các loại vắc – xin chống lại các bệnh tật khác.

10. Phân loại nhóm máu

Giữa những năm 1900, việc truyền máu không được thực hiện do máu của người truyền và người nhận không tương thích. Năm 1901, Karl Landsteiner đánh dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử y học khi phát hiện 3 nhóm máu A, B, O, được phân loại bởi các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Khám phá của Karl về các nhóm máu đã loại bỏ rủi ro lớn trong quá trình truyền máu.

Phân loại nhóm máu
Phân loại nhóm máu

Bảy năm sau phát hiện của Karl, ca truyền máu đầu tiên được thực hiện thành công tại New York (Mỹ). Karl Landsteiner được mệnh danh là “cha đẻ của ngành miễn dịch học”, được vinh danh tại giải Nobel Y học năm 1930.

11. Cơ chế truyền bệnh sốt rét

Nhà khoa học Ronald Ross bắt đầu nghiên cứu về bệnh sốt rét năm 1892 tại Ấn Độ. Phát hiện của ông về ký sinh trùng sốt rét trong ống tiêu hóa của một con muỗi năm 1897 đã chứng minh rằng sốt rét do muỗi truyền bệnh, đặt nền móng cho phương pháp chống lại căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh sốt rét
Triệu chứng bệnh sốt rét

Sau 5 năm dày công nghiên cứu, Ronald Ross khám phá bản chất ký sinh của muỗi truyền bệnh sốt rét, được trao giải Nobel Y học năm 1902.

12. Khám phá về Penicillin

Alexander Fleming từng đặt đĩa petri chứa đầy vi khuẩn trên bàn làm việc tại bệnh viện và tình cờ phát hiện có một loại nấm mốc phát triển xung quanh, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Nhờ phát hiện này, ông khám phá ra Penicillin – một chất có trong các tế bào nấm mốc, giết chết hoặc làm gián đoạn sự sinh sôi của vi khuẩn.

Giữa năm 1940, Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey cùng với các đồng nghiệp bào chế thành công một dạng Penicillin tinh khiết. Đây là loại thuốc kháng sinh đầu tiên con người sử dụng, hiện được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại.

Alexander Fleming, Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey cùng nhận giải Nobel Y học năm 1945.

Còn rất nhiều các phát minh khác nữa nhưng trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ để cập đến những phát minh khởi đầu, mở ra các kỷ nguyên mới cho Y học hiện đại! Các bạn thấy hay đừng quên đánh giá 5 sao và share bài viết cho bạn bè nhé!

 

13. Thụ tinh trong ống nghiệm

Patrick Steptoe và Robert G. Edwards đã tìm ra giải pháp cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn muốn có con. Robert Edward đề xuất phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cho trứng thụ tinh với tinh trùng ở bên ngoài cơ thể và cấy phôi thu được vào tử cung người mẹ. Phương pháp IVF khi đó đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận, cho rằng phá vỡ các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm

11h47 đêm 25/7/1978, khi cô bé Louise Brown chào đời tại Bệnh viện Oldham nhờ thụ tinh nhân tạo, phương pháp IVF mới chính thức đặt dấu mốc thành công. Xác suất thụ thai thành công bằng kỹ thuật IVF là 20%, tương đương xác suất thụ thai tự nhiên.

Năm 2010, Patrick Steptoe và Robert G. Edwards được trao giải Nobel Y học.

 

Xem thêm các bài viết khác:

Những phát minh vĩ đại – Phần 2: Nghành Công Nghệ

Những phát minh vĩ đại – Phần 3: Đời sống Xã hội

COVID-19 – Bộ 100 câu hỏi tổng hợp về dịch bệnh

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh Viêm Gan B

Kinh nghiệm chữa các bệnh thông thường được phổ thơ

 

5/5 (10 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: