Chỉ số huyết áp tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà huyết áp có thể tăng hoặc giảm. Vậy tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Nếu bạn đang loay hoay tìm hiểu lời lý giải cho vấn đề này, còn chờ gì nữa mời bạn cùng dạo bước tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Chỉ số của huyết áp ở mức ổn định là bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu cụ thể lý do tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch, cùng Biết Tuốt nghiên cứu về mức chỉ số huyết áp ổn định nhé!
Huyết áp là áp lực đẩy tạo nên từ tuần hoàn của máu ở trong các mạch máu. Chính những áp lực máu này sẽ tác động lên thành động mạch và đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng và duy trì sự sống.
Huyết áp tâm thu (đây là áp lực động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (khi cơ tim giãn nghỉ) là hai chỉ số dùng để đo huyết áp. Căn cứ vào hai trị số này và qua thời gian kiểm tra, theo dõi, bác sĩ có thể kết luận bạn có huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp. Ở người trưởng thành có sức khỏe bình thường, huyết áp tâm thu thường có chỉ số nhỏ hơn 120 và huyết áp tâm trương có chỉ số nhỏ hơn 80.
Để có thể đánh giá, kết luận một người có vấn đề về huyết áp hay không, cần dựa vào kết quả của nhiều lần đo huyết áp trong thời gian nhiều ngày. Ở một số người mắc huyết áp cao, huyết áp có thể lên cao khi người đó quá xúc động, căng thẳng, lao động nặng nhọc, tập luyện hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
Khi nghe các bác sĩ phân tích về huyết áp hoặc tìm hiểu các kiến thức, sẽ có đôi lần bạn nghe thấy cụm từ huyết áp giảm dần trong hệ mạch. Vậy tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? Điều này có ảnh hưởng gì không?
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là một hiện tượng bình thường của cơ thể nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân của hiện tượng này là do máu được chuyển từ tim vào động mạch dưới áp lực lớn nhờ vào sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu tác động đến động mạch chủ là lớn nhất bởi tất cả lượng máu từ tim được dồn vào một động mạch chủ.
Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Như đã đề cập, áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần. Đó chính là thông tin để giải thích cho câu hỏi “Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?”.
Cách giữ huyết áp luôn ổn định giúp cơ thể khỏe mạnh
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch không phải là bệnh mà chỉ là hiện tượng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu như chỉ số huyết áp của bạn tăng cao bất thường thì điều này lại gây ra những nguy hiểm lớn cho sức khỏe của bạn. Vậy cần làm gì để giữ huyết áp ổn định?
Hiện nay độ tuổi mắc cao huyết áp ngày càng trẻ hóa và nguyên nhân chính là do chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý. Để có thể cải thiện huyết áp cao, việc bạn nên làm là:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: tránh ăn các loại có nhiều muối và chất béo no như đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…. Các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa và hàm lượng cholesterol cao cũng nên được hạn chế ở mức tối đa.
- Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, các loại hạt ngũ cốc. Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất như canxi, kali, magie,…
- Chú ý theo dõi cân nặng, giảm cân an toàn và khám sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp dù người bệnh bị huyết áp cao nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái. Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục buổi sáng, chạy bộ, đạp xe,…
- Ngủ đủ giấc và làm việc điều độ: căng thẳng trong một thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến huyết áp cao. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp lượng công việc sao cho hợp lý để đảm bảo bạn có thể ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng kéo dài.
Theo: VietJack