Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là “Tết diệt sâu bọ”, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ tết truyền thống quan trọng của người Việt. Trong lễ cúng này, cơm rượu là một phần không thể thiếu. Vậy tại sao cơm rượu lại quan trọng đến vậy trong Tết Đoan Ngọ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Ý nghĩa của việc cúng cơm rượu trong tết Đoan Ngọ theo tín ngưỡng dân gian và triết lý Âm Dương
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ quan niệm dân gian về việc tiêu diệt sâu bọ, ký sinh trùng trong cơ thể vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết chuyển từ xuân sang hè. Theo truyền thống, người dân tin rằng ăn cơm rượu vào buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa, làm sạch cơ thể.
Theo triết lý Âm Dương trong văn hóa phương Đông, cơm rượu là sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố âm (nước và gạo) và yếu tố dương (men rượu). Sự kết hợp này tạo ra sự cân bằng trong cơ thể và thiên nhiên, giúp duy trì sức khỏe và năng lượng tích cực. Việc ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe mà còn giúp cơ thể đạt được sự cân bằng âm dương, tăng cường sinh lực.
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là cái rượu. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong 3 ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn trộn với cái, tạo vị ngọt cay thơm rất dễ chịu.
Cơm rượu có nhiều giá tị dinh dưỡng cho sức khỏe
Cơm rượu không chỉ là một món ăn mang tính nghi lễ mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Men rượu trong cơm rượu giúp cải thiện tiêu hóa, kích thích vị giác và tăng cường sức khỏe. Trong bối cảnh y tế hạn chế của thời xưa, việc sử dụng các loại thực phẩm lên men như cơm rượu được xem như một biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ngày nay, nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng men rượu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài cơm rượu, mâm cứng Tết Đoan Ngọ thường có những gì?
Trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ 5-5, ngoài cơm rượu nếp ra thì hoa quả chua là thứ cũng không thể thiếu. Theo quan niệm của dân gian xưa, các loại trái cây chua như mận, xoài xanh, vải, chôm chôm được cho là có tác dụng tiêu diệt sâu bọ và các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể. Chúng cũng giúp thanh lọc cơ thể trong những ngày hè nóng bức.
Ngoài nhứng thứ trên, tùy theo phòng tục của từng vùng miền mà mâm lễ tết Đoan Ngọ 5-5 có thêm những biến tấu khác nhau. Ở miền Bắc mâm lễ còn thêm loại bánh gio thì ở miền Trung, mâm lễ cúng tết Đoan Ngọ còn không thể thiếu loại bánh ú tro.
Bánh gio là một loại bánh truyền thống được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro tàu, sau đó gói trong lá chuối và hấp chín. Bánh có màu vàng trong, vị thanh mát, khi ăn thường chấm với mật ong hoặc đường.
Bánh ú tro cũng được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro tàu, nhưng hình dáng thường là hình chóp nhỏ, gói bằng lá chuối hoặc lá dong. Bánh ú tro có vị thơm ngon, mềm dẻo, và thường được ăn cùng với đường hoặc mật.
Tết Đoan Ngọ nên làm gì và kiêng làm gì?
Têt Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Vào ngày này, có những tập tục và kiêng kỵ mà người dân thường tuân theo để mong muốn mang lại may mắn, sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ 5-5
Buổi sáng sớm ngày 5/5 âm lịch, mọi người thường ăn cơm rượu nếp và các loại hoa quả chua để diệt sâu bọ và vi khuẩn có hại trong cơ thể. Người ta tin rằng điều này giúp cơ thể thanh lọc và khỏe mạnh.
Sử dụng các loại lá thảo dược như lá bưởi, ngải cứu, lá xông,.. để đun nước tắm rửa, giúp xua tan mệt mỏi, trừ tà khí và làm sạch cơ thể.
Theo quan niệm xưa, người ta còn dùng lá ngải cứu được treo trước cửa nhà với niềm tin rằng sẽ xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình khỏi những điều xui xẻo.
Ngày tết Đoan Ngọ 5-5 cũng là một trong những ngày lễ lớn trong văn hóa của người dân Việt Nam, vì vậy đây cũng là dịp để mọi người quây quần lại bên nhau, chuẩn bị mâm lễ cúng với các món truyền thống để tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong sự bình an và may mắn.
Điều kiêng kị không nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ 5-5
Trong dịp Tết Đoan Ngọ, ngoài những việc nên làm để mang lại may mắn và sức khỏe, còn có những điều kiêng kỵ mà người dân thường tuân theo để tránh xui xẻo và rủi ro.
Người xưa cho rằng, mất tiền vào ngày này sẽ khiến bạn mất tài lộc cả năm. Vì vậy, dù đi đâu cũng nên cẩn thận bảo vệ tài sản, tiền bạc của mình để tránh mất mát và giữ cho tài vận được suôn sẻ.
Theo văn hóa người Hoa, từ “giày” đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Do vậy, việc để giày dép lộn xộn, không đúng chỗ có thể mang đến những điều không lành. Hãy để mũi giày dép quay ra phía ngoài, vì người Việt xưa quan niệm rằng để mũi giày dép quay vào trong nhà sẽ dẫn dụ tà ma vào nhà.
Tết Đoan Ngọ là ngày cải thiện sức khỏe, loại bỏ sâu bọ trong người nên tránh những nơi âm u, nhiều tà khí như bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ. Những nơi này thường có âm khí nặng, dễ nhiễm tà và sinh bệnh, không phù hợp với tinh thần của ngày lễ.
Như vậy, Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để mọi người quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình. Đây là một trong những nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy.
Xem thêm:
7/7 âm lịch là ngày gì ? Lý do thú vị tại sao ngày Lễ Thất Tịch lại ăn chè đậu đỏ
Tiết lộ lễ Vu Lan, Rằm tháng 7 là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và làm gì để báo hiếu cha mẹ?