Trong nhiều thập niên, Trái đất mất hơn 24 giờ để hoàn tất một vòng quay. Nhưng theo Peter Whibberley, chuyên gia của Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh (NPL), kể từ năm ngoái, thời gian này đã bị rút ngắn.
Theo các chuyên gia, Trái đất đang xoay nhanh hơn so với 50 năm trước.
Kỷ lục về ngày ngắn nhất kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi nhận vòng quay của Trái đất từ thập niên 1960, khi họ bắt đầu các phép đo với đồng hồ nguyên tử chính xác được thiết lập vào năm 2005. Tuy nhiên, kỷ lục đó đã bị phá vỡ vào năm 2020.
Trên thực tế, năm 2020 đã ghi nhận 28 ngày ngắn nhất kể từ năm 1960. Ngày ngắn nhất là ngày 19/7/2020, ngắn hơn 1,4602 milli giây so với mức tiêu chuẩn 24 giờ. Trung bình trong năm 2020, một ngày ngắn hơn khoảng 0,5 mili giây so với tiêu chuẩn.
Các nhà khoa học cũng đưa ra dự đoán rằng một ngày trung bình trong năm 2021 sẽ ngắn hơn 0,05 mili giây so với 86.400 giây thông thường.
Vậy, tại sao ngày lại ngắn đi? Một báo cáo năm 2015 cho rằng, chính tình trạng ấm lên toàn cầu đã ảnh hưởng tới tốc độ quay của Trái đất. Trái đất ấm lên, các sông băng lưỡng cực tan chảy khiến khối lượng vật chất tái phân bổ. Điều này khiến Trái đất nghiêng và xoay nhanh hơn quanh trục.
Thực tế, một giây nhảy vọt cũng có thể có tác động lớn đến liên lạc vệ tinh, đến tất cả các loại hệ thống máy tính. Vì vậy, theo báo Telegraph, hiện tượng Trái đất quay nhanh hơn có thể buộc giới khoa học phải bổ sung “giây nhuận trừ” vào hệ thống các đồng hồ nguyên tử đang đếm thời gian của Trái đất.
Trước đó, vào năm 2016, để duy trì tình trạng đồng bộ hóa thời gian với các lịch thông thường các chuyên gia đã cộng thêm “giây nhuận” để bảo đảm thời gian vẫn được tính toán đồng bộ.