2 cách các tỷ phú trên thế giới đã làm để giàu

Bạn đang tò mò không biết các tỷ phú trên thế giới đã làm gì để có thể xây dựng nên một cơ đồ khổng lồ như vậy? Thực tế hầu hết những tỷ phú trên thế giới phải đặt cho mình những nguyên tắc, kỷ luật riêng. Trong đó có 2 mức kỷ luật cao nhất mà họ phải trải qua để trở nên giàu có. Xem ngay 2 cách các tỷ phú trên thế giới đã làm để giàu dưới đây.

Các tỷ phú đã làm những điều nên làm dù không thích

Con người là một động vật rất mâu thuẫn, vừa theo đuổi sự ổn định, vừa mong cầu khát vọng đổi thay. Khi không có áp lực, chúng ta rất dễ trở nên lười biếng, chần chừ và sinh ra tâm lý “được chăng hay chớ”. Ngược lại, khi có áp lực và sức ép nhất định, tiềm năng được kích thích mới tạo ra sức bật để thay đổi vượt bậc. Do đó, chìa khóa đầu tiên để xây dựng kỷ luật cho cuộc sống chính là: Hãy làm những việc có lợi cho bản thân, hướng tới mục tiêu mài giũa năng lực, điều hòa tâm tính dù có yêu thích hay không. Đây cũng chính là cách các tỷ phú trên thế giới đã áp dụng cho riêng mình để giàu có.

Tỷ phú
Các tỷ phú đặt ra nguyên tắc: Làm những điều nên làm dù không thích

Tự đặt ra mục tiêu và ép mình hoàn thành sẽ dễ dàng hơn so với thời điểm bị dòng đời xô đẩy và ép buộc rất nhiều. Khi tâm lý này đã trở thành thói quen, bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu hay bức bách khi phải đối mặt với những nghĩa vụ cần hoàn thành, mục tiêu cần phấn đấu. Kỷ luật tự giác này chi phối từng hành động.
Cá nhân vĩ đại của nhân loại, các tỷ phú trên thế giới là những người biết tập trung cao độ, với những nhát búa tạ chỉ nện vào một nơi đến khi đạt được mục đích cuối cùng. Các cá nhân thành công này là những người chỉ có một ý tưởng bao trùm, một mục tiêu không hề dao động, độc lập và kiên quyết. Có đôi khi, những điều càng hữu ích thì lại càng khó khăn. Chúng ta càng cố gắng tự ép buộc bản thân thì càng có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng, bộc lộ tài năng và trí tuệ tiềm tàng của mình.
Ai mà không muốn chọn việc nhẹ nhàng và ổn định, nhưng chỉ có không ngừng nỗ lực, lặp đi lặp lại quá trình tự mài giũa, chúng ta mới có thể đãi cát ra vàng, mài sắt nên kim. Đừng chỉ chọn việc làm theo sở thích, mà hãy cân nhắc cả nhu cầu và ích lợi đằng sau, thành tựu bạn gặt hái được sẽ càng nhiều.

Tránh làm những điều bạn thích nhưng không nên

Jim Rohn từng nói: “Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa nỗi đau của sự kỷ luật hay nỗi đau của sự hối hận.” Stephen R. Covey cũng cho rằng: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng và đam mê.”

LÀm giàu của các tỷ phú
Muốn trở thành tỷ phú, bạn phải trải qua những kỷ luật nghiêm khắc

Con người có thể trở thành sinh vật đứng top đầu trong chuỗi thức ăn của tự nhiên một phần là do học được cách tự kiểm soát dục vọng và ham muốn. Có sự tự giác, mới có kỷ luật. Có kỷ luật mới có thể kiểm soát bản thân, từ đó đạt được thành tựu.
Độ cao mà một người có thể đạt tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ cao mà họ tự yêu cầu chính mình. Chỉ có kỷ luật tự giác mới đem tới một cuộc đời cao cấp cho bản thân.
Ở đời, đừng chỉ làm những điều mình THÍCH mà hãy làm những điều bản thân NÊN làm: Đó là mức độ kỷ luật tự giác cao nhất của người khôn ngoan hay cũng chính là cách làm giàu của các tỷ phú ở trên thế giới.
Chẳng hạn như, nếu bạn muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng hoàn mỹ thì nhất định phải nói lời tạm biệt với các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Nếu bạn muốn trở thành học sinh giỏi, đạt học bổng hàng năm, bạn không thể dành cả ngày lẫn đêm để vui chơi, giải trí. Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp của riêng mình, bạn phải nghiên cứu lĩnh vực quan tâm trong thời gian rảnh rỗi, sẵn sàng từ chối những buổi xã giao vô bổ.

Nguyên tắc làm giàu
Cần tránh làm những điều bạn thích nhưng không nên

Chỉ khi nào làm được 2 điều trên, bạn mới thực sự đạt tới mức độ kỷ luật tự giác cao nhất, có cơ hội thành tựu chính bản thân. Những tỷ phú trên thế giới cũng không quên áp dụng 2 mức độ kỷ luật đó cho bản thân để có thể trở thành tỷ phú.

Trong đời, đừng chỉ làm những điều mình thích mà hãy làm những điều bản thân nên làm. Nhiều người nói rằng, cuộc đời vô thường, sinh mệnh ngắn ngủi, hãy cứ làm những gì mình thích để không còn hối tiếc về sau. Thế nhưng, tự do nào cũng cần có giới hạn, sở thích nào cũng cần có nguyên tắc. Nếu không đặt ra kỷ luật tự giác ngay từ đầu, định hướng đời người sẽ ngày càng đi chệch đường ray vốn có, đưa chúng ta tới những ngã rẽ không thể lường trước được.

5/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: