Chúng ta luôn có những định kiến với người bán hàng online hay những tiệm tạp hóa nhỏ? Chúng ta nghĩ họ không có tư duy marketing “sịn sò” như maketer của những công ty lớn? Thế thì chúng ta đang lầm “to” rồi. Xem ngay chiến lược kinh doanh của bà chị bán trái cây online dưới đây để học hỏi.
Phân tích sản phẩm
Sản phẩm: nhãn 25k/kg.
* Đề bài: Làm sao tăng doanh số bán nhãn ăn đứt mấy chị bán ngoài đường?
* Bài giải:
Đầu tiên xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm nhãn:
– Giá rẻ so với mặt bằng chung chỉ 25K/1kg. (Hot girl b.án h.àng 2 người là một lợi thế).
– Freeship 2 kg nội thành.
– Hàng mới trong ngày, mỗi ngày lấy hàng new.
– Nhãn to, ngọt thanh, cơm vừa phải không quá mỏng.
Để giành thị trường với những người bán trái cây khác, phải tạo ra lợi thế cạnh tranh về cả dịch vụ:
– Ăn nói nhẹ nhàng (ngoại hình xinh xắn có trang điểm là một lợi thế).
– Cân đủ kg, bán đúng giá, thêm lá nhãn cho tươi mát.
– Nhãn nên để tươi, có lá cây, xịt nước định kỳ cho nhãn mềm không khô.
– Bạn nên có giá cả rõ ràng ghi rõ to trung thực là ổn, nguồn gốc xuất xứ.
– Thêm slogan hay gì đó ngắn gọn xúc tích ví dụ “Nhãn 25k/1kg – mua 1 lần ăn mấy ngày không hết”…
– Bỏ thêm vài trái sau cân. Yên tâm hành động này sẽ khiến khách cảm động lắm.
– Đeo bao tay khi cân trong thời buổi dịch này là một lợi thế…
– Cho ăn thử trước khi mua.
Xong khâu này, tiếp theo xác định chân dung khách hàng:
– Người mua nhãn thường là nữ đa số có ít nam.
– Thường là nội trợ đi chợ sớm sẽ mang về doanh thu cao.
– Học sinh, sinh viên mua ăn vặt.
– Người đi đường
– Đa ngành nghề, tuổi tác,… (lý thuyết này không đi sâu).
Quan trọng: Insight người mua nhãn là gì?
– Insight 1: Mua về ăn thư giãn, ăn giải trí, ăn đơn thuần.
– Insight 2: Nam mua cho vợ, cho người yêu ăn.
– Insight 3: Người ăn nhãn sợ bị nóng, nhiệt trong người.
– Insight 4: Nội trợ thích nhãn dày cơm, ngọt thanh không ngọt gắt, to và tươi…
Rảnh bạn nghiên cứu thêm. Nên nhớ Insight là sự thật ngầm hiểu không phải sự thật hiển nhiên. Ok xong phần phân tích. Từ dữ liệu đó mà xử lý để ra cách tư vấn, giao tiếp để đạt hiệu quả chốt cao. Sale và marketing như vợ với chồng không thể tách rời.
Bắt tay vào xây dựng chiến lược kinh doanh online sản phẩm như thế nào?
Đầu tiên bạn cần hiểu mỗi sản phẩm đều có dòng đời riêng của nó để xây dựng chiến lược kinh doanh. Trái nhãn cũng vậy.
– Vòng đời sản phẩm là gì: Nhãn sẽ có mùa vụ, xác định ngay bạn đang ở giai đoạn nào trong mùa nhãn này. Thường bắt đầu kinh doanh sẽ trải qua 4 giai đoạn chính của một sản phẩm gọi là dòng đời sản phẩm:
GIAI ĐOẠN 1: Introduction (giới thiệu) – giai đoạn này là giai đoạn ra mắt. Người ta dần thấy bạn hiện diện trước ngõ với sạp nhãn của mình. Giai đoạn này mục tiêu là tập trung Marketing cho tốt. Không quá quan trọng về lãi mà là hòa vốn hoặc ít nhất là tạo được Branding (thương hiệu) để khách hàng bắt đầu nhìn thấy và biết sự hiển thị của bạn. Tiền thu về nên bù được tiền mua cân, nhập nhãn là vui. Nên mới vài ngày mà có lãi là tín hiệu tốt. Nên tập trung làm marketing, cải thiện dịch vụ, chế độ bán hàng hậu mãi để rút ngắn giai đoạn ra mắt này chuyển sang giai đoạn 2.
* Làm marketing bán nhãn thế nào?
* Marketing tổng thể theo kênh bán:
Kênh offline:
– Bạn bán tại nhà trong hẻm lưu lượng phương tiện khá nhiều.
– Cần chọn địa điểm mát mẻ rộng rãi.
– Ghi rõ nguồn gốc nhãn, giá cả, cam kết nếu có.
– Người bán túc trực, trang trí khu vực sản phẩm bắt mắt bằng lá cây,…
– Đo hiệu quả bằng số người nhìn vào/ số người đi ngang.
Kênh online:
– Viết content chuẩn insight vào nếu bật lên USP tạo khan hiếm vào.
– Quay video chụp ảnh ăn nhãn, review nhãn, lấy nhãn tận chợ đầu mối up lên các kênh social media, group Fb.
– Seeding lên các group tiềm năng. Content chia sẻ 36 cách chế biến nhãn + 7 tác dụng của nhãn, thủ thuật ăn nhãn không nổi mụn, cách phẩn biệt nhãn dày cơm mỏng cơm da bò da trâu gì đó gửi lên các group mua bán sỉ trái cây…
– Live stream, treo bảng chỉ dẫn ở đầu đường.
Ví dụ content: Nhãn Long An 25k/1kg giá rẻ nhất HCM mới bán nên có giá này, cam kết dày cơm mỏng vỏ. Ăn vào ngọt lịm thanh không ngọt gắt, 2kg freeship không đắn đo 1 tiếng nhận hàng ngay tại TPHCM. Nay còn 7kg cuối chị em Inbox đặt hàng em lên đơn chớp nhoáng đây ạ + kèm hình.
GIAI ĐOẠN 2: Growth (phát triển) – đây là giai đoạn doanh thu tăng vọt. Dấu hiệu là sức mua tăng cao, khách hàng mới nhiều. Tập trung quy trình Sale. Giai đoạn này bắt đầu có lãi, cần áp dụng các phương pháp khác biệt để kéo doanh thu:
Upselling: Mua 1 kg thì gợi ý khách mua 2 (tránh ép mua thái quá làm khách mất vui).
Kỹ thuật chốt sale: Neo giá (loại này thường chợ bán anh 45k em bán 25k ạ,..), tạo khan hiếm (em còn mỗi bao nhiêu đây thôi, tầm 2-3 tiếng nữa là hết đó anh).
Tạo kịch bản bán hàng khoa học: Tư vấn sao cho hấp dẫn, nêu được USP, chạm Insight, chạm nỗi đau (mua nhầm nhãn Trung Quốc, mua nhầm nhãn phun thuốc,…) đừng coi thường, đừng nghĩ khách hỏi: “Bao nhiêu 1kg e?” rồi trả lời giá là xong. Chế độ cam kết hậu mãi, khuyến mãi nên có (anh mua về ăn không ngon báo em hoàn tiền, anh mua hôm nay lần sau ghé em giảm 5kg/1kg cho anh,…), mua sỉ thế nào.
(GIAI ĐOẠN 3) : Maturity (trưởng thành)
Dấu hiệu là sức mua ổn định, lưu lượng khách không tăng biến thiên ít. Có chỗ đứng trong lòng khách hàng, lượng khách mua lại ổn. Giai đoạn này nên có khuyến mãi, giảm giá. Có thể bỏ thêm nhãn tăng sự hài lòng của khách hàng. Giai đoạn này có thể nghiên cứu sản phẩm mới, tránh hàng tồn nhiều, bày thêm quả khác để bán chéo. Hỏi thăm khách hàng cũ, tăng tỉ lệ mua lại.
(GIAI ĐOẠN 4): Decline (thoái trào)
Dấu hiệu là hết mùa ,chất lượng trái giảm, khách ít. Cần thay đổi hoặc bổ xung sản phẩm mới.
Tình huống kinh doanh trên chứng tỏ một điều, dù là kinh doanh thứ gì, dù lớn hay nhỏ chúng ta cũng phải hiểu rõ tận tường insights khách hàng và định vị được chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh cao như ngày nay. Chiến lược kinh doanh tốt tạo ra doanh thu tốt cho bạn và ngược lại.