Bạn có thực sự hiểu về BigData

Bigdata là một khái niệm đã được hình thành rất lâu và chúng ta thường nghe thấy đài báo và các phương tiện truyền thông nói rất nhiều nhưng thực sự bạn có hiểu Bigdata là gì và được dùng để làm gì không ?.

Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Bigdata để xem nó được sinh ra để làm gì nhé !.

BigData là gì ?

Bigdata đề cập tới các tập dữ liệu lớn và phức tạp và được truyền từ nhiều nguồn khác nhau.

Các tập dữ liệu lớn này có thể có cấu trúc, bán cấu trúc hoặc thậm chí không có cấu trúc và thường được phân tích và phân loại ra các thông tin chi tiết để áp dụng phục vụ hoạt động của người dùng và máy học.

Bigdata nghiên cứu gì ?

Bigdata dùng để nghiên cứu các tập dữ liệu lớn phức tạp đa dạng về cấu trúc và được truyền từ nhiều nguồn khác nhau.

Có ba thuộc tính sẽ tạo lên Bigdata:

  • Khối lượng : khối lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ.
  • Vận tốc : Tốc độ mà các luồng dữ liệu phải được xử lý và phân tích.
  • Đa dạng : Nguồn và hình thức của dữ liệu được lưu trữ đó có thể là hình ảnh ,video, văn bản , âm thanh….

Dữ liệu được hình thành và tạo lên thì rất nhiều các tác vụ của chúng ta trên Internet như mở ứng dụng hay gửi các dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác và chính những điều đó dấn sẽ tạo lên các thông tin dữ liệu mà các công ty tổ chức lưu trữ và dùng nó trong quá trình phân tích.

Nền tảng Bigdata là gì ?

Các nền tảng Bigdata được thiết kế để có thể xử lý các khối dữ liệu khổng lồ trong hệ thống với một tốc độ tối đa có thể đạt được.

Trong các nền tảng Bigdata sẽ tồn tại các máy chủ cũng như cơ sở dữ liệu ngoài ra có các công cụ kinh doanh khác nhau để có thể cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu cho các tác vụ khác nhau.

Bigdata đem lại lợi ích gì ?

Các dữ liệu lớn tận dụng lượng dữ liệu khổng lồ để có thể cung cấp cho các tổ chức thông tin để có thể nghiên cứu và từ đó tận dụng tìm ra lợi thế của họ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các dữ liệu lớn này thường được khai thác để từ đó suy ra được các nguyên mẫu dữ liệu ban đầu từ đó tạo ra được lượng thông tin chi tiết để giúp các tổ chức hoạt động cải thiện được kinh doanh và vạch ra các chiến lượng trong tương lai.

Các lĩnh vực hưởng lợi từ Bigdata:

  • Tối ưu hóa chi phí
  • Duy trì khách hàng.
  • Tự động hóa quy trình.

Bigdata hoạt động như thế nào ?

Dữ liệu lớn là tổng hợp một lượng dữ liệu cực kì lớn và đa dạng chính vì thế nhu cầu sử dụng và các hệ thống xử lý dữ liệu lớn cũng rất phức tạp và yêu cầu khả năng xử lý đa dạng các khác biệt về cấu trúc.

Khi sử dụng Bigdata yêu cầu cơ sở dữ liệu chuyên dụng có thể lưu trữ chuyên dụng theo các quy trình cực kì nghiêm ngặt để có thể mang lại tính linh hoạt cần thiết và phân tích dữ liệu một cách rõ rang từ các nguồn thông tin khác nhau.

quá trình tổng hợp xử lý và phân tích dữ liệu lớn cũng diễn ra theo các truy trình như phân tích dữ liệu vận hành và phân tích dữ liệu phân tích trong các phương tiện lưu trữ tương ứng.

Các hệ thống phân tích sẽ phức tạp hơn vì chúng phải có khả năng xử lý phân tích các dữ liệu phức tạp từ đó cung cấp cho các tổ chức doanh nghiệp, các hệ thống vận hành thì khác chúng hoạt động phục vụ lượng dữ liệu lớn trên các máy chủ như quản lý hàng tồn kho, dữ liệu khách hàng mua hàng,…

Bigdata trong thực tế.

Bigdata trong tài chính.

Các ngành tài chính sử dụng dữ liệu lớn cực nhiều dùng để phân tích dữ đoán phát hiện các rủi ro, gian lận,.. từ đó có thông tin về dịch vụ môi giới, tín dụng để phục vụ các mục đích khác nhau.

Ngoài ra các tổ chức tài chính thường sử dụng dữ liệu lớn để tối đa hóa bảo mật an ninh cho khách hàng.

Dữ liệu lớn trong chăm sóc sức khỏe.

Các bệnh viện tổ chức chăm sóc sức khỏe vận dụng dữ liệu lớn để có thể có thông tin từ đó tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng các dịch vụ.

Dữ liệu lớn trong giải trí.

Bạn có thể thấy các phương tiện truyền thông bạn truy cập có thể tự đề xuất cho bạn các thông tin dữ liệu mà bạn muốn thì đó chính là các hoạt động của dữ liệu lớn trong giải trí.

Lời kết:

Bigdata đem đến cho cả các tổ chức và người dùng một sự liên kết để mọi trải nghiệm của người dùng đều được tối đa hóa về quy trình cũng như sở thích với doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu và thông tin của khách hàng.

Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào hãy để lại dưới phần bình luận để chúng ta cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời nhé !.

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: