Các chặng đường phát triển của máy vi tính

Máy vi tính hay máy tính cá nhân ra đời cũng như bao phát kiến khoa học khác, có cầu có cung. Tuy nhiên để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả 1 chặng đường dài với ngành công nghệ nói chung và sự phát triển của những chiếc máy vi tính nói riêng. Từ đó đến nay máy tính đã trải qua 5 thế hệ phát triển.

Máy tính Thế hệ đầu tiên:

ENIAC – Electronic Numerical Integrator And Computer
ENIAC – Electronic Numerical Integrator And Computer

Năm 1946 một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây được Giáo sư Mauchly và học trò Eckert tại Đại học Pennsylvania cho ra mắt, và sau vài năm, nó được phổ biến tại các ngân hàng, cơ quan chính phủ và các công ty bảo hiểm

Máy tính Thế hệ thứ 2:

Vào năm 1981, hãng IBM mới cho ra mắt chiếc máy tính đầu tiên trong một cuộc họp báo ở New York. Lúc đó, chiếc máy tính đó nặng 21 pound (khoảng 9,5 kg) với giá bán 1.565 USD. Một số đặc điểm của chiếc máy tính IBM đời đầu là bộ nhớ chỉ có 16kb, có khả năng kết nối với TV, chơi game và xử lí văn bản. Có thể nói, chính IBM đã châm ngòi cho sự bùng nổ máy tính cá nhân và sự phát triển của IBM cũng phần nào thể hiện những bước tiến dài của nền tin học toàn cầu sau đó.

Máy tính IBM đầu tiên
Máy tính IBM đầu tiên

Dưới sự dẫn dắt của Don Estridege – cha đẻ của máy tính IBM, những chiếc PC được sản xuất từ phần cứng và phần mềm của hãng thứ 3 xuất hiện. Cụ thể, bộ vi xử lí do Intel sản xuất, hệ điều hành MS-DOS là sản phẩm của Microsoft. Suốt 10 năm sau đó, IBM đã cải tiến chiếc máy tính của mình lên rất nhiều, bằng việc nâng tốc độ lên gấp 10 lần, tăng bộ nhớ lên 1000 lần và dung lượng lưu trữ tăng 10 nghìn lần, từ 160 KB lên 1,6 GB. Máy tính IBM, đơn giản là ông tổ của tất cả PC hiện đại.

Máy tính Thế hệ thứ 3:

Những năm 1990 Nhiều thương hiệu lớn ra đời nên các tên tuổi máy tính như Amiga, Commodore, Atari, Sinclair and Amstrad phải “chiến đấu” trong một thị trường khốc liệt, buộc giảm giá để cạnh tranh. Hai tên tuổi mà sau này nổi như cồn có Compaq và Dell, được biết tới như những cái tên nổi lên trong thị trường máy tính nền tảng Windows. Việc ra mắt hệ điều hành Windows 3.0 rồi sau đó là Windows 95, Windows 98 đã giúp Microsoft khẳng định tên tuổi của mình trong thị trường máy tính. Tuy Apple lúc này đã có những thành công bước đầu với PowerBook, nhưng Microsoft vẫn là “bá chủ” trên thị trường PC.

Apple PowerBook
Apple PowerBook

Tuy nhiên, cũng nên nhớ là chính trong thời đại hoàng kim của PC mà chiếc laptop hiện chúng ta đang sử dụng đã được ra đời (dòng máy ThinkPad 700 vào năm 1992 của IBM là một ví dụ)

Máy tính Thế hệ thứ 4:

Những năm 2000 Sự cố Y2K đã gây đảo lộn về định dạng thời gian cho hệ thống máy tính, tuy nhiên cuối cùng hậu quả cũng không nghiêm trọng như mọi người đoán trước. Thời điểm này còn đánh giá một sự phát triển ghê gớm không kém của Internet.

Apple ra mắt Mac OS X vào năm 2002 sau đó là PowerBooks, iBooks, iMacs, Mac Minis, MacBook Air chạy trên nền hệ điều hành này đã gặt hái những thành công lớn. Tiếp nữa, hệ điều hành Window XP cũng là một sản phẩm phần mềm thành công rực rỡ.

Nhắc tới thập niên này càng không thể quên nhắc tới những chiếc netbook và gần đây là máy tính bảng với ưu điểm nhỏ gọn, di động.

Máy tính Thế hệ thứ 5:

Từ những năm 2011 đến nay, thế giới bùng nổ phát triển công nghệ 4.0 và cuộc cách mạng 4.0 trên toàn cầu, kéo theo đó là sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ máy tính, hàng loạt phát minh mới ra đời, như máy tính siêu nhỏ, máy tính gập xoay 360 độ, máy tính màn hình cảm ứng…. máy tính cấu hình tăng mạnh theo thời gian, phải kể đến Intel với các thế hệ chip  CPU i3,i5,i7,i9.. ngày càng khủng khiếp, khiến công việc cá nhân trở lên thuận tiện và nhanh hơn rất nhiều lần.

Máy tính cấu hình khủng

Không biết tương lai tới những chiếc máy tính sẽ còn phát triển đến đâu, các bạn hãy like page Biết Tuốt để cùng hóng và cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất nhé!

4.9/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: