Để có sức khỏe tốt trên sao Hỏa, các phi hành gia phải làm gì?

Được xem như một miền đất hứa vì mang nhiều điểm tương đồng với Trái Đất, sao Hỏa đang được giới khoa học mong chờ có thể “thuần hóa” được trong tương lai gần. Trong hàng loạt các thách thức khi đem sự sống lên hành tinh đó, những hạn chế về cơ thể con người là vấn đề lớn mà chúng ta đang phải đối mặt.

Nhờ khoa học và công nghệ, hiện nay con người đã có thể đạt được mục tiêu đáp xuống sao Hoả, tuy nhiên nếu tương lai các phi hành gia cũng lên được sao Hoả thì làm thế nào để họ có thể đảm bảo về chất lượng sức khỏe như cách đối phó với việc bị thương, bị bệnh khi ở trên một hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

Để có sức khỏe tốt trên sao Hỏa, các phi hành gia phải làm gì?

Cơ thể con người ngoài không gian

Vì sự khác biệt về trọng lực, cơ thể con người khi ở ngoài Trái Đất sẽ chịu những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo nghiên cứu trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), các chuyến du hình kéo dài từ sáu tháng đến một năm sẽ khiến các phi hành gia gặp phải một số triệu chứng như teo cơ và xương, giảm thị lực, điều tiết chất lỏng không bình thường (khi không có trọng lực, các chất lỏng sẽ không dễ dàng đi xuống mà bị tích tụ lại ở phần trên của cơ thể). Vì tình trạng mất xương xảy ra nhanh hơn quá trình hình thành xương mới, nên trong không gian, bệnh tật cũng xuất hiện nhiều hơn.

Để có sức khỏe tốt trên sao Hỏa, các phi hành gia phải làm gì?

Để giữ cho hệ thống cơ xương chắc khỏe, tập thể dục là điều rất quan trọng. Vì vậy các phi hành gia làm việc trên trạm vũ trụ được “quy định” tập thể dục hơn hai giờ mỗi ngày để chống lại chứng teo cơ và xương.

Theo Filippo Castrucci, bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho biết các phi hành gia đều là những người được lựa chọn cẩn thận. Trước khi được cử đi làm nhiệm vụ, họ đều được rèn luyện ít nhất hai năm để chất lượng sức khoẻ được tốt nhất. Do đó, suốt 20 năm qua trên ISS chưa có vấn đề y tế nào xảy ra. Không chắc chắn được sứ mệnh đến sao Hoả sẽ không xảy ra vấn đề y tế nào, tuy nhiên dựa trên thực tế trên ISS cho thấy, rủi ro xảy ra sẽ rất thấp.

Năng lực y tế cần thiết

Mỗi phi hành đoàn trên chuyến du hành đến sao Hoả sẽ phải sẵn sàng giải quyết tất cả những vấn đề xảy ra, từ những sự cố cho đến tai nạn bất ngờ. Họ sẽ được đào tạo về các kỹ năng y tế cơ bản, đi cùng với phi hành gia là ít nhất hai nhân viên y tế phi hành đoàn (CMO). Các CMO được đào tạo ở trình độ tương tự như nhân viên y tế, có thể sử dụng vật tư y tế, phân phối thuốc và sử dụng máy khử rung tim.

Tuy nhiên, bác sĩ Castrucci nói rằng sẽ có những trường hợp khẩn cấp vượt quá khả năng của CMO, làm giảm khả năng sống sót của bệnh nhân. Do đó, CMO cần đạt tới năng lực bác sĩ để đảm bảo sứ mệnh du hành không gian.

Để có sức khỏe tốt trên sao Hỏa, các phi hành gia phải làm gì?

Khi những tình huống y tế khẩn cấp xảy ra, các bác sĩ trên Trái Đất có thể liên lạc với phi hành đoàn để hỗ trợ. Trên ISS, kết nối giữa Trái Đất và phi hành đoàn có thể đúng theo thời gian thực. Nhưng khi tàu vũ trụ ở sao Hoả, liên lạc tới Trái Đất có độ trễ lên tới 20 phút. Điều đó có nghĩa là phi hành đoàn trên sao Hỏa sẽ phải hoạt động tự chủ hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Bức xạ – mối nguy hại đáng lo ngại

Ngoài sự khác biệt về trọng lực, sức khoẻ con người còn bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường cực kỳ bụi của sao Hoả. Cơ thể có thể bị phát ban da, kích ứng mặt, tắc nghẽn đường hô hấp. Bên cạnh đó còn là tình trạng mệt mỏi, căng thằng, ngủ không ngon giấc ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tâm lý của con người.

Nhưng vấn đề cực kỳ nguy hiểm trên sao Hoả mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường đó là bức xạ. Trên Trái Đất, chúng ta được bảo vệ khỏi bức xạ là nhờ bầu khí quyển. Nhưng trên sao Hoả thì không, bầu khí quyển của sao Hoả chỉ có mật độ khoảng 1% so với Trái Đất.

Để có sức khỏe tốt trên sao Hỏa, các phi hành gia phải làm gì?

Việc tiếp xúc với bức xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, bỏng da. Ngoài tổn thương da, bức xạ cực tím có thể gây ảnh hưởng đến mắt gây các bệnh như đục thể thủy tinh, thoái hoá hoàng điểm và mộng thịt. Bên cạnh đó nó còn có thể làm tổn thương hệ thần kinh.

Theo chuyên gia tim mạch Manon Meerman, hệ thống tim mạch cũng có thể ảnh hưởng với bức xạ không gian. Tuy nhiên Meerman cho biết, hiện tại nghiên cứu về bức xạ ngoài không gian chưa đủ sâu để tự tin dự đoán về ảnh hưởng của bức xạ đến sức khoẻ. Khả năng các phi hành gia tử vong vì bức xạ khi ở trên sao Hoả gần như không có, nhưng trong thời gian dài phơi nhiễm họ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Cách bảo vệ phi hành gia khỏi bức xạ

Bảo vệ các phi hành gia khỏi mối đe dọa vô hình này là vấn đề quan trọng trong sứ mệnh du hành sao Hoả. Hiện tại, hạn chế sự tiếp xúc của bức xạ với phi hành gia đang là một trong những ý tưởng để bảo vệ họ. Cách tiếp cận thiết thực nhất là sử dụng các tấm che chắn bằng kim loại có khả năng ngăn bức xạ. Chất liệu che chắn có thể sử dụng cho tàu vũ trụ hoặc thậm chí tích hợp nó vào đồ bảo hộ và quần áo để di chuyển bên ngoài không gian an toàn.

Để có sức khỏe tốt trên sao Hỏa, các phi hành gia phải làm gì?

Tuy nhiên đi kèm với đó là một số hạn chế. Chất liệu kim loại rất nặng, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình phóng tên lửa và mang lại khó khăn cho phi hành gia khi di chuyển ở ngoài không gian.
Ngoài che chắn, giải pháp khác để ngăn bức xạ đó là sử dụng thuốc. Nhưng Meerman cho biết, ngay cả khi chúng ta có thể tạo ra loại thuốc có hiệu quả trên Trái Đất, chúng ta cũng không chắc chắn được nó sẽ hoạt động tốt môi trường khác. Trong không gian, cơ thể con người có những thay đổi và cách thuốc được hấp thụ cũng khác nhau.

Giải pháp cuối cùng có khả năng giúp các phi hành gia khoẻ mạnh là tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của họ, ví dụ như sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá trong khẩu phần ăn.

Còn nhiều thách thức chưa tìm được câu trả lời

Nói về vấn đề liên quan đến sức khoẻ, chuyên gia y khoa Meerman chia sẻ đó là còn rất nhiều ẩn số cần giải đáp. Không có gì chắc chắn về những ảnh hưởng khi bức xạ trên sao Hoả tiếp xúc lâu dài với con người, cũng chưa có cách nào hứa hẹn sẽ bảo vệ phi hành gia khỏi những tác động tiềm ẩn này.

 

Xem thêm:

Sao Hoả có gì mà con người lại muốn khám phá đến như vậy?

Những điều bạn chưa biết về sao chổi

4.6/5 (17 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: