Xin chào độc giả của Biết Tuốt, Lại là mình đây, sau loạt bài về chủ đề ý nghĩa các câu ca dao tục ngữ được bạn đọc hưởng ứng nhiệt tình, hôm nay mình xin tiếp tục với bài viết về chủ đề ” Tiết Kiệm”
Thời gian xuất bản bài viết này là tháng 4.2023, có lẽ kể từ khi dịch bệnh Covid bùng phát năm 2019 và thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thì cụm từ ” Tiết kiệm” được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Vậy tại sao phải tiết kiệm? Làm thế nào để tiết kiệm? và có những câu nói nào dễ nhớ khuyên răn con người nên “Tiết kiệm” ?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân tích qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Tiết kiệm là gì?
Thì theo mình, Tiết kiệm được hiểu là việc sử dụng hợp lý các tài nguyên, nguồn lực, sản phẩm… mà mình đang có, việc sử dụng hợp lý được hiểu là dùng đúng, dùng đủ cho 1 nhu cầu cụ thể nào đó.
Ngược lại với tiết kiệm là sự lãng phí (hoang phí) có nghĩa là sử dụng một cách thừa thãi, vô tội vạ những tài nguyên, nguồn lực, sản phẩm.. đó.
Vậy đúc kết lại, tiết kiệm là một động từ chỉ hành động sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, nhưng đồng thời nó cũng là 1 tính từ chỉ tính cách của 1 con người cụ thể nào đó. Từ xưa đến nay, cụm từ Tiết Kiệm luôn được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong toàn dân, Trong số đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn là tấm gương sáng về tinh thần tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. theo Bác là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, nhưng cũng “không phải là bủn xỉn, tiết kiệm không phải ép nhịn ăn, nhịn mặc mà chi tiêu ở những việc cần thiết, thể hiện nếp sống văn minh”.
Còn với các bậc tổ tiên của ta thì sao? Đã có hàng trăm câu nói hay trở thành tục ngữ, thành ngữ mà các cụ để lại lưu truyền muôn đời để răn đe con cháu, chúng ta hãy cùng phân tích một vài trong số đó nhé!
Khuyên người khác ” Tiết Kiệm” hãy nhớ những câu thành ngữ sau
“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”
Câu thành ngữ này ám chỉ việc tiêu pha hoang phí, dù có “buôn tàu bán bè” kiếm được nhiều tiền đi nữa mà nếu cứ phung phí thì bao nhiêu của cải cũng sẽ ra đi, có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu thì tiền núi cũng hết. Và các bạn lưu ý, trong câu này có từ “ăn dè hà tiện” chỉ với mục đích khuyên răn con người ta Tiết kiệm, chứ ko phải “hà tiện” nhé. “Hà tiện” được hiểu là những người nhỏ nhen, ky bo, cái cần chi cũng không dám chi, cái cần dùng cũng không dám dùng, khác hoàn toàn với việc tiết kiệm nha!
“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”
Câu thành ngữ này ám chỉ việc sử dụng khéo léo, hợp lý các tài nguyên, nguồn lực mình đang có, bởi của cải vật chất biết bao nhiêu là đủ?? Cách đây hơn 10 năm, tôi ra trường và đi làm với mức lương chỉ 2 triệu/tháng, khi đó tôi đã phải rất tiết kiệm để có thể duy trì cuộc sống trong 1 tháng với số tiền đó, mỗi bữa ăn của tôi chỉ có giá từ 10-15k, tôi tự nấu ăn thay vì ăn quán, tôi không đi chơi bời, nhậu nhẹt hay mua sắm thứ gì. Và với số tiền ít ỏi đó tôi vẫn đủ chi tiêu, vẫn ăn no 1 ngày 3 bữa,đấy gọi là “Khéo ăn thì no”
“Làm khi lành để dành khi đau”
Câu này ý nói hãy tiết kiệm để đề phòng rủi ro, đâu ai biết trước ngày mai sẽ thế nào? Ai biết biến cố ập đến ra sao? Nếu có có những biện pháp đề phòng rủi ro, nếu ko tiết kiệm? không để dành, thì lỡ một mai tai họa ập đến, chúng ta lấy gì để phòng thân??
Các bạn cứ đi làm, cứ mải mê kiếm tiền, và luôn luôn tiêu hết số tiền mình kiếm được, và rồi một ngày, một biến cố ập đến, bạn ốm phải nhập viện, điều trị trong thời gian dài, tiền viện phí có thể lên đến hàng trăm triệu. Nếu như bạn không tiết kiệm tiền lúc bạn khỏe, thì lúc ốm đau bạn lấy đâu ra?
Dễ nhận thấy rằng, qua thời kỳ dịch bện Covid 19, rất nhiều người sinh sống trong Sài Gòn cũng mới nhận ra rằng, nên thực hành tiết kiệm, nên “làm khi lành để dành khi đau” Trước đó, với phong cách sống thoải mái, vô tư, làm nhiêu ăn cả trong xã hội ổn định thì rất OK, nhưng khi xảy ra biến cố, họ không có tài sản tích lũy, ko có dự phòng rùi ro, vậy nên, sau 1-2 tháng dãn cách xã hội, nhiều người lâm vào đường cùng khi tiền không có, việc làm thì không, buộc lòng họ phải dắt díu nhau về quê. Còn với những người có tài sản tích lũy, ít ra họ cũng trụ được 6 tháng -1 năm để chờ dịch bệnh qua đi, xã hội ổn định trở lại và họ sẽ trở lại được cuộc sống bình thường trước đây. Vậy đó, hãy luôn nhớ Làm khi lành để dành khi đau, dù bạn là ai.
“Kiến tha lâu cũng đầy tổ” , “Năng nhặt chặt bị”, “Góp gió thành bão”
3 câu này có ý nghĩa tương tự nhau, ám chỉ việc thực hành tiết kiệm, tích lũy từ những cái nhỏ dần rồi nó sẽ thành 1 cái lớn. Giả sử với mục tiêu cuối năm đổi điện thoại mới khoảng 10 triệu, bạn nên thực hành tiết kiệm mỗi ngày đút lợn 30k, mỗi tháng bạn tiết kiệm được 900k, và trong 11 tháng là bạn đã có đủ số tiền để nâng cấp điện thoại mà không cần phải bỏ ra một khoản chi lớn ngay lúc đó. Đây cũng là cách mà rất nhiều người thường làm. Hãy luôn nhớ rằng, mỗi ngày tiết kiệm 1 chút, đến 1 ngày con số bạn tích lũy được sẽ khiến bạn bất ngờ luôn đó!
Thực hành tiết kiệm sao cho đúng?
Một số người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: “Tiết Kiệm” Và “Hà Tiện”, 2 cái này hoàn toàn khác nhau nha, trong khi tiết kiệm là sử dụng hợp lý các tài nguyên, nguồn lực không dư thừa, không lãng phí, thì hà tiện được hiểu rằng không dám sử dụng các tài nguyên, nguồn lực trong khi bắt buộc phải sử dụng. Để tôi lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu:
Trong một gia đình nọ, người vợ chịu trách nhiệm việc cơm nước, luôn đảm bảo ngày 3 bữa cơm cho gia đình, người vợ luôn nấu đủ món thịt, rau, hoa quả. Đảm bảo dinh dưỡng và khẩu phần cho mỗi người, bữa nào mọi người cũng ăn hết sạch đồ ăn. Một hôm, vợ đi vắng, chồng vào bếp chỉ nấu canh rau, rán vài ba con cá mắm, không có thêm gì khác, bữa đó mọi người ăn không đủ no, cũng ko đủ chất.
Và người con lớn đang học cấp 3, thỉnh thoảng cũng được vào bếp thay mẹ, người con đó hôm nào cũng nấu thừa rất nhiều cơm và thức ăn, nhà có 3 người mà luôn nấu cho đủ 1 mâm 6 người. Cuối cùng ăn ko hết phải bỏ đi.
Vậy qua ví dụ trên, ta thấy được 3 tính cách hoàn toàn khác nhau: Người vợ luôn đảm bảo cho gia đình đủ ăn, đủ dinh dưỡng, không để thừa đồ ăn => thì đó là tiết kiệm
Người chồng nấu ko đủ cho cả gia đình, cũng nghèo nàn về thực đơn => đó là hà tiện, bủn xỉn
Người con nấu cho 3 người mà như cả 1 mâm cỗ, ăn ko hết phải bỏ đi => đó là lãng phí
Chúng ta muốn có của ăn của để, muốn sung túc ấm no thì hãy luôn thực hành tiết kiệm trong mọi tình huống, hãy rèn luyện nó mọi lúc mọi nơi, bởi đây là 1 đức tính cao đẹp, nó tốt cho bạn và những người xung quanh bạn. Nhưng cũng đừng tiết kiệm quá đà và nhầm sang Hà tiện nhé, mọi người sẽ không thích điều đó đâu.
Trong gia đình, có một số cái bạn có thể tiết kiệm như:
- Nấu cơm chỉ đủ ăn, đừng nấu thừa gây lãng phí vì “Ở đây 1 hạt cơm rơi, ngoài kia 9 hạt mồ hôi thấm đồng” Trong phật pháp, việc bỏ thừa đồ ăn cũng là 1 tội lỗi, trong khi ngoài xã hội còn rất nhiều người phải đi thí thực qua ngày.
- Các vật dụng còn tận dụng được thì tái sử dụng nó vào việc khác: Ví dụ như bàn chải đánh răng đã cũ mòn, có hể dùng nó để đánh giày, lau chùi các khe cửa… Hộp sữa hoặc lõi giấy vệ sinh hết, có thể tận dụng làm một vài đồ chơi cho con, cũng tiết kiệm được kha khá tiền mua đồ chơi, vì trẻ con chơi mau chán lắm, việc mua đồ chơi liên tục rất tốn kém và cũng ko phải là tốt, việc tự tay cùng con làm các đồ chơi handmade là 1 trải nghiệm vô cùng thú vị và ý nghĩa.
- Nước giặt, nước rửa tưởng như đã hết, bạn có thể cho thêm nước lọc vào và nó sẽ sử dụng được thêm 1-2 lần nữa.
- Nếu có mục tiêu dài hạn và cần 1 khoản tiền lớn như mua điện thoại, mua xe máy thì mỗi ngày hãy tiết kiệm 1 chút, có thể là 1 vài chục nghìn, tới khi đó, bạn có thể chỉ cần bỏ ra 1 số tiền ít ỏi để sỡ hữu đồ vật giá trị theo mơ ước của bạn.
- Và cho dù bạn ko có mục tiêu lớn nào cần chi tiêu, thì bạn vẫn nên tiết kiệm đề phòng rủi ro, như đã nói bên trên, không ai biết trước được chữ ngờ, hãy luôn nhớ “Làm khi lành để dành khi đau” Ngoài bạn ra, bạn còn phải có khoản dự phòng rủi ro sức khỏe cho bố mẹ, con cái, vợ chồng mình. Tôi tin bạn sẽ có một cuộc sống ổn định, tự do, chủ động khi bạn có được đức tính này!
Nếu thấy hay vui lòng share cho bạn bè, người thân của mình, để cả nhà cùng nhau tiết kiệm nhé!
Chúc các bạn luôn sức khỏe, bình an!
Xem thêm:
“Lạt mềm buộc chặt” nghĩa là gì? Sử dụng như nào trong đời sống hiện đại?
Đỉnh cao của sự thông minh – là phải biết giả ngu trong một vài tình huống
Nguồn: Biettuot.info