Đối với mọi doanh nghiệp trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cực kì quan trọng đánh giá chất lượng không chỉ của sản phẩm mà còn là chất lượng dịch vụ phục vụ của tổ chức và công ty đó.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề làm sao để có thể nâng cao được trải nghiệm của khách hàng để cho khách hàng cảm thấy không chỉ về sản phẩm và chất lượng dịch vụ của công ty của bạn cũng rất tốt.
Mục Lục
Cách để nâng cao trải nghiệm của khách hàng trực tuyến
Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử điều quan trọng nhất đối với họ chính là có thể bán được nhiều sản phẩm đem lại nhiều nguồn doanh thu hơn, nhưng để làm được điều này thực sự cần rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp của bạn được đánh giá qua rất nhiều yếu tố khác nhau và nếu như bạn không làm được điều này thì kể cả sản phẩm của bạn có rất tốt thì khả năng khách hàng sẽ không quay lại với gian hàng của bạn.
1. Mô Tả sản phầm rõ ràng ngắn gọn
Việc đầu tiên khách hàng nhìn vào một sản phẩm là hình ảnh sau đó họ sẽ đọc phần mô tả thể biết thêm thông tin về sản phẩm, một hình ảnh chất lượng tốt và chân thực nhất sẽ thu hút khách hàng và để họ có niềm tin vào sản phẩm.
Tiếp đến là phần mô tả thực ra việc mô tả chi tiết các thông tin một sản phẩm là điều tốt nhưng thực sự nếu nó quá dài và quá nhiều thông số kĩ thuật chuyên môn bạn không cần thiết phải cho khách hàng biết điều này sẽ khiến nó dài dòng và khiến cho khách hàng cảm thấy chán nản trong việc tìm và lọc ra thông tin tổng quát về sản phẩm,
2. Thanh Toán và bảo mật
Vấn đề thanh toán tác động rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng, các quy trình thanh toán phải diễn ra nhanh gọn, không lề mề về khâu trung gian . Ngoài ra còn phải giữ được các thông tin bảo mật cho khách hàng để cho họ có niềm tin với sản phẩm và công ty của bạn.
Việc hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khiến cho web của bạn trở lên đa dạng hơn với nhiều tệp khách hàng khác nhau điều này khiến cho khả năng khách hàng quay lại mua sản phẩm của bạn cũng tăng.
3. Phản hồi của khách hàng
Để đánh giá chính xác được chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ bạn cần biết chính xác khách hàng nghĩ gì và cần gì ? Điều này rất quan trọng với mọi tổ chức doanh nghiệp vì nó là một phần để phát triển công ty của bạn đi lên hơn và khắc phục các điểm yếu còn tồn đọng.
Đánh giá khách hàng giúp cho bạn biết rằng dịch vụ của bạn thiếu sót chỗ nào chất lượng sản phẩm của bạn chưa tốt ở đâu và từ đó bạn sẽ có các dữ liệu thông tin để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Hãy luôn khuyên khích và cố gắng đưa cho khách hàng các bản đánh giá trải nghiệm để biết họ thực sự nghĩ gì? Hãy đưa ra các câu hỏi logic có hoặc không để khách hàng dễ chọn và từ đó lấy ra được một lượng thông tin khách hàng để tập trung cải thiện chất lượng.
4. Cá nhân hóa phục vụ khách hàng
Tất cả mọi người đều có xu hướng mua sắm khác nhau, các sản phẩm họ quan tâm cũng khác nhau điều bạn cần làm là cá nhân hóa việc phục vụ khách hàng với khách hàng nào thì nên phục vụ sản phẩm nào và khiến cho họ cảm thấy hứng thú với những lựa chọn của họ.
Bằng cách này nó sẽ tăng vòng đời khách hàng của bạn lên đáng kể, tỉ lệ khách hàng quay lại chọn và mua sản phẩm của bạn cũng tăng và từ đó doanh thu của bạn thực sự tăng lên.
Một cách khác mà mọi doanh nghiệp hay sử dụng đó là đưa các sản phẩm tốt nhất và các sản phẩm được nhiều người mua nhất lên để cho các khách hàng mới vào tò mò và xem thử tại sao nó lại được nhiều người tin dùng. Điều này kích thích tính tò mò của khách hàng về một sản phẩm tốt.
5. Các đánh giá chứng chỉ
Niềm tin của khách hàng đến từ những sự thật chất lượng thật, bạn có thể cho khách hàng xem các bài đánh giá các chứng chỉ mà công ty doanh nghiệp của bạn nhận được về chất lượng của sản phẩm điều này củng cố niềm tin hơn cho khách hàng về công ty họ đang muốn tìm hiểu.
Các lượt đánh giá sản phẩm của bạn rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm của bạn hay không bằng cách này bạn đã tăng cơ hội có thêm một khách hàng mới của bạn lên rất nhiều.
Lời kết:
Việc nâng cao được trải nghiệm của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố trên mà nó còn do sự nhạy bén khả năng xử lý của bạn đối với các tình huống vấn đề mà khách hàng gặp phải.
Điều gì làm khách hàng hài lòng, thất vọng hãy chú ý đến những điều đó và tập trung phát triển dựa trên ý kiến của khách hàng ngoài ra cần chú ý đên tính thực tế của những điều đó.
Nếu có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào hãy để lại dưới phần bình luận để chúng ta cùng bàn luận nhé!
Xem thêm:
Tác động AI của trí tuệ nhân tạo đối với ngành quản lý khách sạn