“Lạt mềm buộc chặt” nghĩa là gì? Sử dụng như nào trong đời sống hiện đại?

Xin chào độc giả của Biettuot.info, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu thành ngữ đã quá đỗi quen thuộc đó là : “Lạt mềm buộc chặt” để hiểu ý nghĩa sâu xa của câu thành ngữ này, để hiểu ngụ ý ẩn chứa trong nó và hiểu được khi nào thì sử dụng “Lạt mềm buộc chặt”

“Lạt mềm buộc chặt” theo nghĩa đen

Có thể nhiều bạn trẻ hoặc các bạn không biết, “Lạt” là loại dây buộc bằng tre, nứa, giang… chẻ mỏng thành sợi, dùng để buộc đủ thứ như cột nhà, buộc bao tải thóc lúa, buộc rào… nói chung là thay cho các loại dây thép, dây dứa, bởi ngày xưa dây thép là rất khó kiếm, còn tre nứa thì rất là nhiều.

Lạt mềm buộc chặt
Lạt mềm buộc chặt ý nói dây lạt càng mềm thì buộc sẽ càng chắc chắn, dẻo dai

“Lạt mềm buộc chặt” ý nói dây lạt càng mềm, càng mỏng thì buộc càng chặt, càng chắc, Lạt mềm có độ dẻo tốt, chịu lực tốt, dễ dàng buộc mọi thứ mà không bị đứt gẫy. Với câu thành ngữ này rất dễ hiểu về mặt nghĩa đen, và được áp dụng rất nhiều trong đời sống, mặc dù ngày nay người ta sử dụng dây dù, dây cước, dây thép thay thế dây lạt nhưng giá trị của nó vẫn giữ nguyên.

“Lạt mềm buộc chặt” theo nghĩa bóng

“Lạt mềm buộc chặt” theo nghĩa bóng được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hôn nhân gia đình, trong tình yêu. Ta thường nghe bạn bè hoặc cha mẹ khuyên răn, ứng xử với chồng con nên “Lạt mềm buộc chặt” chứ đừng “Già néo đứt dây”, vậy là như nào? hãy cùng thử vài ví dụ cho dễ hiểu nhé!

Có 2 gia đình vợ chồng trẻ ở gần nhà nhau, tuy nhiên 2 bà vợ lại rất khác nhau trong việc chăm sóc gia đình, lo cho chồng con. Họ đều là công chức và đi làm là như nhau, và sau đây là câu chuyện của 2 gia đình:

  • Gia đình thứ nhất: Người chồng có đam mê đá bóng, chơi game, thỉnh thoảng đi nhậu cùng bạn bè. Cô vợ nhà này tỏ ra rất tâm lý và chiều chồng khi thỏa thuận với chồng rằng 1 tuần cho ck 1 buổi đi đá bóng, 1 buổi chơi game và 1 tháng đi nhậu 1 lần, người chồng rất vui vì được vợ chiều những đam mê, sở thích của mình, từ đó rất tôn trọng vợ, nể vợ và không bao giờ làm gì có lỗi với vợ, đi nhậu còn muốn rủ vợ đi cùng, muốn làm gì cũng đều hỏi ý kiến hoặc xin phép vợ. Tan làm luôn về thẳng nhà cùng vợ đi chợ nấu cơm và cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ rất hạnh phúc. Người chồng cũng rất hãnh diện vì khi đi chơi bời, nhậu nhẹt được đàng hoàng, tự do, không phải lén lút giấu diếm như những người bạn khác.
  • Gia đình thứ 2: Anh chồng cũng là người ga lăng, khôn khéo, đam mê chơi cá cảnh, nhậu cùng bạn bè. Nhưng chị vợ lại khá cứng nhắc, muốn chồng không được nhậu, không phí tiền vào những thú vui vô bổ đó nên cấm tiệt, không cho đi nhậu, không cho mua cá cảnh, thành ra ông ck rất bức xúc, mỗi lần muốn đi nhậu hay đi tham gia offiline mấy hội chơi cá đều phải nói dối rằng đi làm, đi công việc… Và cũng vì không được thỏa mãn đam mê nên trong người luôn khó chịu, xảy ra cãi cự thường xuyên, mà các bạn biết rồi đấy, mỗi lần cãi nhau là tình cảm nhạt dần, anh chồng đi làm hết giờ luôn đi trà đá, hoặc làm vài ván game rồi mới về chứ ko còn thiết tha về nhà như những ngày mới cưới.

Lạt mềm buộc chặt trong hôn nhân

Nếu là người ở giữa quan sát chắc các bạn cũng nhận ra gia đình thứ nhất cô vợ sử dụng “Lạt mềm buộc chặt” để giữ chồng, không quá khắt khe, cấm đoán chồng mà ngược lại để cho a ấy thỏa mãn đam mê, tất nhiên là vẫn trong giới hạn cho phép, còn ở gia đình thứ 2 vì bị kìm nén dẫn đến tức nước vỡ bờ, già néo đứt dây, chị vợ bị phản dame nên cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc, và nếu cứ như vậy thì 2 người sẽ không bao giờ tìm được tiếng nói chung, và khi đã quá giới hạn chịu đựng thì sẽ kết thúc là đương nhiên.

Bởi vậy mà cha mẹ luôn khuyên con cái, trong quan hệ hôn nhân gia đình, nên dùng “Lạt mềm buộc chặt” chứ đừng “Già néo đứt dây” là bởi vậy, Hãy luôn tôn trọng nhau và để cho đối phương những khoảng trời riêng, đó là tôn trọng nửa kia của mình, và khi mình cho đi sẽ được nhận lại xứng đáng, Chúc các bạn đọc của Biettuot luôn có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc!

Xem thêm:

“Mưa dầm thấm lâu” là gì? Sử dụng khi nào?

“Nước chảy chỗ trũng” là gì?

“Ăn cây nào, rào cây ấy” nghĩa là gì?

Gừng càng già càng cay nghĩa là gì?

 

5/5 (8 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: