“Ăn cây nào, rào cây ấy” nghĩa là gì?

Tiếp tục với chuỗi bài phân tích tục ngữ, hôm nay hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu 1 câu tục ngữ cực kỳ phổ biến: “Ăn cây nào, rào cây ấy” để xem ý nghĩa sâu xa của nó là gì? khi nào thì sử dụng? và nó có thực sự đúng hay không nhé!

Lướt một hồi thì thấy có khá nhiều bài phân tích, trong đó có rất nhiều bài của các em học sinh còn đang ngồi ghế nhà trường, mình có đọc hết từ đầu đến cuối và thấy rằng, có rất nhiều người hiểu sai câu tục ngữ này. Có người cho rằng câu này nói đến lối sống ích kỷ, chỉ biết chăm lo cho lợi ích của mình, người thì nói câu này cổ xúy cho chủ nghĩa cá nhân…vân vân và mây mây.

Mặc dù cách nghĩ của mỗi người khác nhau, nhân sinh quan khác nhau, vậy nên có ý kiến khác nhau là điều bình thường, Và trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ phân tích chiều sâu và ý nghĩa tích cực của “Ăn cây nào, rào cây ấy” Mời các bạn đọc hết bài!

“Ăn cây nào, rào cây ấy” theo nghĩa đen

Hầu hết các câu tục ngữ đều không khó hiểu về mặt nghĩa đen, với câu “Ăn cây nào, rào cây ấy” thì chỉ hiểu đơn giản là cây nào mang cho mình trái thơm quả ngọt thì mình phải rào, phải bảo vệ và chăm sóc cây đó, để tránh các yếu tốt bên ngoài tác động làm hỏng cây, và nếu ko chăm sóc thì vụ sau sẽ ko có quả để mà ăn nữa.

Ăn cây nào rào cây ấy
Ăn cây nào rào cây ấy nhưng cũng đừng vì không ăn nữa mà không rào, sống cần có trách nhiệm, con người cần có tình có nghĩa, chứ đừng qua cầu rút ván, hết ăn hết rào.

“Ăn cây nào, rào cây ấy” theo nghĩa bóng

Câu tục ngữ này mang ý nghĩa khá sâu sắc, mình sẽ phân tích từng quan điểm về câu nói này.

 “Ăn cây nào, rào cây ấy” đề cao sự biết ơn, tinh thần trách nhiệm với người đã nuôi dưỡng, bảo vệ mình, cũng gần giống như “Uống nước nhớ nguồn” đều mang ý nghĩa là biết ơn nguồn cội, biết ơn những người đã sinh ra mình, những người đã nuôi dưỡng và bảo vệ mình,. Nói rộng hơn thì cần có trách nhiệm với quê hương mình, tổ quốc mình.

Tức là, mình cần có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc những thứ đã che chở, nuôi dưỡng mình. Trong gia đình thì bố mẹ là người sinh thành và chăm sóc mình, rộng hơn thì tổ quốc đã che chở, bảo vệ cho ta khỏi xâm lược, chiến tranh, cướp bóc… và rộng hơn nữa thì trái đất là nơi để chúng ta sinh tồn, tạo môi trường sống cho chúng ta, vậy nên chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho bố mẹ, bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ cho trái đất không bị tàn phá…. Đấy mới là ý nghĩa thực sự của việc ăn cây nào, rào cây đấy chứ không phải như các bạn học sinh nghĩ là chỉ nhăm nhăm lợi ích bản thân.

Tất cả chúng ta đều chung 1 mái nhà, chung 1 môi trường sống nên đều cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn, bởi thế mới có những ngày hòa bình thế giới, ngày môi trường thế giới. các hiệp định  liên quốc gia về biến đổi khí hậu…. Tất cả chúng ta đều đang “rào cây ấy”

Ăn cây nào rào cây ấy
Ăn cây nào rào cây ấy đề cao trách nhiệm của mỗi người

“Ăn cây nào, rào cây ấy” trong đời sống xã hội

Trong xã hội, câu này có ý nghĩa cực lớn mà mình thấy các tài liệu, bài báo trên mạng không nói đến, đó là bớt suy nghĩ về việc làm hài lòng tất cả mọi người. Cũng có câu tục ngữ là “Ăn cây táo rào cây sung” chính là để phê phán lối sống không chuẩn mực, ví dụ: Bạn sinh sống ở Việt Nam, được bảo vệ bởi phát luật Việt Nam, nhưng khi đi sang Mỹ bạn lại tỏ vẻ tôn sùng Trung Quốc, nói xấu đảng cộng sản Việt Nam…

Những thứ nuôi dưỡng bạn thì bạn quên ơn, lại đi bảo vệ cho những thứ chẳng liên quan gì đến mình. Điều đó là hoàn toàn trái với luân thường đạo lý.

Còn về suy nghĩ làm hài lòng tất cả mọi người ẩn ý trong câu nói “Ăn cây nào, rào cây ấy” thì như nào?

Như đã nói ở đầu, nhân sinh quan của mỗi người là khác nhau, suy nghĩ là khác nhau nên dù bạn có tốt đến mấy thì vẫn có người nói bạn xấu, và bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người trong thiên hạ được,. Hãy nhớ bạn chỉ cần làm hài lòng những người có công nuôi dưỡng, những người có ảnh hưởng trực tiếp đến bạn, chứ đừng vì những lời nói của thiên hạ mà phải sống như một con rô bốt.

Chuyện rằng có 1 cô con gái lớn trong nhà, rất giỏi vẽ tranh và đàn hát, còn các môn học khác học khá kém, bố mẹ cô bé luôn động viên rằng con có thể học không tốt những môn học, nhưng có năng khiếu về hội họa âm nhạc, sau này có thể là 1 tài năng và sẽ thành công nếu chịu khó tập luyện và đam mê theo đuổi, tuy nhiên cô bé ra ngoài lại bị rất nhiều người xỉa xói, rằng con bé này học hành dốt nát, đầu óc chắc có vấn đề… và cô bé rất buồn, đem chuyện kể lại cho bố mẹ, bố mẹ có nói “Ăn cây nào, rào cây ấy” con ạ, bố mẹ là người nuôi dưỡng con, mong con nên người nhất, bố mẹ ko áp lực việc học các môn khác cho con, cũng không trách việc con học kém, bởi bố mẹ hiểu có đến 9 loại trí thông minh, hội họa và âm nhạc cũng là một trong số đó, con không cần phải làm hài lòng tất cả mọi người, bố mẹ hài lòng về con là được, vậy nên con đừng buồn, đừng áp lực… Họ có nuôi con ngày nào đâu mà họ bảo con phải nghe, con cũng chỉ là người thường chứ đâu phải thánh nhân mà có thể làm tất cả mọi việc, hài lòng tất cả mọi người.

Trong gia đình luôn có những chuyện như vậy xảy ra, vợ chồng, con cái… Và hãy nhớ rằng mình chỉ cần “Ăn cây nào, rào cây ấy”, ai chăm lo cho mình thì mình cố gắng làm hài lòng người đó, và bỏ qua miệng lưỡi thiên hạ để có 1 cuộc sống an nhàn hơn.

Các câu tục ngữ khác có nghĩa tương tự hoặc dễ gây hiểu lầm

“Ăn cây nào, rào cây ấy”“Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó xơi” khác hẳn nhau các bạn nhé, 1 câu đề cao trách nhiệm với những thứ nuôi dưỡng mình, còn 1 câu là phê phán lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích bản thân, không có tính trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, nên 2 câu này không thể dùng chung ngữ cảnh được.

“Ăn cây nào, rào cây ấy”“Ăn cây táo rào cây sung” cũng mang ngữ nghĩa khác nhau, Việc ăn cây táo mà lại rào cây sung phê phán lối sống thiếu trách nhiệm,vô ơn, không bảo vệ thứ đã nuôi dưỡng mình mà lại đi bảo vệ cho cái khác, điều này là hoàn toàn không nên.

Ăn cây táo rào cây sung
Ăn cây táo rào cây sung là lối sống sai lầm

“Ăn cây nào, rào cây ấy” và “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng” cũng là 2 câu mang ý nghĩa đối lập, phê phán, Trước khi muốn làm việc chú bác, hãy làm tốt việc nhà cái đã, làm hài lòng bố mẹ trước đã chứ đừng có vác tù và hàng tổng nha.

Kết luận:

“Ăn cây nào, rào cây ấy” khuyên răn con người ta hãy biết ơn, trân trọng và có trách nhiệm bảo vệ những thứ đã nuôi dưỡng mình, che chở cho mình, chứ hoàn toàn không có ý nghĩa cổ xúy lối sống tiêu cực, ích kỷ. Hãy luôn cố gắng bảo vệ chăm sóc gia đình, rộng hơn thì bảo vệ tổ quốc, bảo vệ hành tinh của chúng ta nhé. Và cũng đừng quá buồn phiền khi thiên hạ bàn tán về mình, mình chỉ cần sống cho mình, gia đình mình và những người có ảnh hưởng trực tiếp đến mình là đủ.

Biettuot.info – Copy vui lòng ghi rõ nguồn!

“Nước chảy chỗ trũng” là gì?

Gừng càng già càng cay nghĩa là gì?

“Mưa dầm thấm lâu” là gì? Sử dụng khi nào?

5/5 (10 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: