Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh sự khác nhau giữa máy tính desktop và server. Cả hai đều có vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin. Chúng cung cấp tất cả các loại service và giúp công việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt giữa một desktop và một server. Làm sao để phân biệt nó? Chia sẻ dưới đây của Biết Tuốt giúp bạn phân biệt dễ dàng nhất.
Để giúp bạn hình dung được sự khác biệt giữa một desktop và một server, chúng tôi đưa ra một vài tiêu chí dưới đây để làm nổi bật sự khác nhau:
Mục Lục
Sự khác biệt trên hệ điều hành
Giữa desktop và server có sự khác nhau trên hệ điều hành (Operating System). Hầu hết hai hệ điều hành có sẵn cho máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng.
Với máy tính để bàn và máy tính xách tay chạy Windows thì có một vài hệ điều hành như Windows Vista, Windows 7, Windows 8/8.1, Windows 10. Windows là một sản phẩm khởi đầu của Microsoft và dựa trên giấy phép.
Khi nói đến server, có rất nhiều biến thể có sẵn từ Microsoft. Các hệ điều hành có sẵn cho các server: Windows Server 2008, Windows Server 2008 R2, Windows Server 2012, Windows Server 2012 R2. Ngoài ra thì Ubuntu, Lubuntu, Kubuntu là một số hệ điều hành dựa trên Linux và có thể được cài đặt trong bất kỳ máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay nào.
Ngày nay, nhiều máy tính xách tay được cài đặt sẵn với hệ điều hành Linux vì chúng có sẵn miễn phí. Một số hệ điều hành máy chủ Linux là: Debian Linux/ Ubuntu Server, Red Hat Enterprise Linux, SUSE Linux Enterprises. Một vài hệ điều hành khác bao gồm: MAC OS X Server, Oracle Solaris OS…
Sự khác biệt về phần cứng của desktop và server
Xét về dung lượng, thì máy tính để bàn và máy tính xách tay có dung lượng thấp hơn server. Cụ thể:
NIC (Network Interface Card)
NIC (card giao diện mạng) là một phần rất quan trọng của bất kỳ thiết bị nào và yêu cầu phải được kết nối mạng. Card này giúp thiết lập liên kết với thiết bị đó và mạng. Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay chỉ có một NIC.
Còn trong các máy chủ, số lượng card NIC sẽ là từ 2 trở lên. Vì một server thường phục vụ cho mục đích đặc biệt và phải có sẵn/trực tuyến 24/7. Trong một số máy chủ, số lượng card NIC có thể lên tới 8 hoặc 16 tùy theo yêu cầu.
CPU (Central Processing Unit/Bộ xử lý trung tâm)
CPU là một trong những phần quan trọng nhất của bất kỳ máy tính để bàn và máy tính xách tay hoặc máy chủ nào. Nó được ví như “bộ não” của hệ thống. Sức mạnh CPU càng cao thì các tác vụ sẽ được tiến hành càng nhanh.
Thông thường có một sự khác biệt lớn trong bộ vi xử lý cấp máy tính để bàn/máy tính xách tay và máy chủ. Tất cả chúng đều có nhiều loại socket, khả năng xử lý, model và thế hệ. Các bộ xử lý cấp máy chủ đắt tiền hơn các bộ vi xử lý cấp thông thường dành cho máy tính để bàn.
RAM của desktop và server
RAM (Random access memory) giúp chúng ta có thể dễ dàng thấy sự khác biệt khi so sánh desktop và server. Có nhiều loại mô-đun RAM có sẵn trên thị trường, bắt đầu từ DDR2, DDR3, DDR4 và hiện là DDR5. Tất cả các mô-đun RAM này đều có tần số khác nhau khi chúng hoạt động.
Tùy thuộc vào yêu cầu, một số máy chủ được tùy chỉnh. Bo mạch chủ hỗ trợ hầu hết các mô-đun DDR đơn, nhưng hiện nay có các bo mạch chủ có thể hỗ trợ hai loại mô-đun DDR khác nhau. Thông thường RAM 4GB đến 8GB là đủ cho máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay để thực hiện các tác vụ hàng ngày. Nhưng đối với RAM server, yêu cầu sẽ cao hơn rất nhiều. Có những máy chủ yêu cầu cài đặt RAM 128GB, 1.5TB, 4TB.
Bộ nhớ của một desktop và một server
Nếu bạn sử dụng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, bạn có một lượng dữ liệu giới hạn nhất định, có thể là 100GB hoặc 300GB. Nhưng khi nói đến một máy chủ lưu trữ, điều đó có nghĩa là một lượng không gian rất lớn để lưu trữ dữ liệu.
Vì máy chủ phục vụ nhu cầu của nhiều người dùng và thực hiện nhiều tác vụ, nó đòi hỏi một không gian bộ nhớ rất lớn, khoảng từ 500GB đến 2-3TB. Chi phí cho dung lượng lưu trữ rất tốn kém và nó phụ thuộc vào yêu cầu của máy chủ.
Sự khác nhau về hình thức của desktop và server
Xét về yếu tố hình thức, ta thấy rằng:
- Máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay nhỏ gọn. Giúp chúng ta có thể mang từ nơi này đến nơi khác rất dễ dàng.
- Nhưng máy chủ yêu cầu một không gian chuyên dụng trong RACK (tủ mạng) hoặc một căn phòng. Trọng lượng của máy chủ lớn hơn nhiều so với máy tính để bàn. Máy chủ có 2 bộ cấp nguồn, nhiều RAM, nhiều bộ vi xử lý và nhiều card giao diện. Tất cả đều góp phần làm tăng trọng lượng của máy chủ.
Chia sẻ trên phần nào giúp bạn nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa một desktop và một server để tránh sự nhầm lẫn.Từ đó, giúp chúng ta vận dụng vào công việc hiệu quả cao hơn, nhanh hơn.
Xem thêm:
Phân biệt thuật ngữ web: Trang web, website, web server, công cụ tìm kiếm