Pi Network là gì? Sự thật về Pi Network

Pi Network đang là cái tên hot nhất trong khoảng thời gian gần đây khi tạo nên một cơn sốt phủ sóng mọi mặt trận từ Facebook, Zalo, TikTok, Youtube,…Tuy nhiên, không ít người đã tham gia ngay cả khi mạng lưới này còn đang chứa nhiều nghi vấn. Vậy Pi Network là gì? Có lừa đảo không?

1. Pi Network là gì?

Pi Network là một loại tiền ảo chỉ có thể đào hoặc khai thác trên điện thoại, nhưng không tiêu tốn tài nguyên thiết bị như những ứng dụng đào coin miễn phí khác. Trước Pi Network có thể kể đến ứng dụng đào coin như Electroneum (ETN), nhưng ứng dụng này tiêu thụ tài nguyên thiết bị của bạn để giải mã thuật toán (Electroneum sử dụng thuật toán cryptonight).

Pi Network là gì?
Pi Network là gì

Với Pi Network, khi bạn đào coin sẽ cảm nhận thiết bị không hề nóng lên. Ngoài ra bạn cũng có thể tắt ứng dụng hay tắt mạng mà vẫn có thể đào coin mỗi 24 giờ.

Mục tiêu của Pi Network là tạo ra một blockchain với Giao thức đồng thuận Stellar (Stellar Consensus Protocol – SCP) để tối ưu hoá hiệu quả về tài nguyên và thân thiện với người dùng nhất thông qua việc sử dụng hệ thống vòng tròn bảo mật của Drake.

2. Pi hoạt động như thế nào trên điện thoại di động?

Người tham gia chỉ cần một chiếc smartphone, tải ứng dụng Pi Network về máy và đăng ký tài khoản sử dụng (cách đăng ký đơn giản như những tài khoản khác). Sau đó, mỗi ngày họ chỉ cần vào và nhấn Start để bắt đầu đào Pi. Được biết, quá trình nảy vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi thiết bị bị ngắt kết nối internet.

Pi Network hoạt động như thế nào trên điện thoại di động

Bạn nghĩ gì khi phía nhà sản xuất cho rằng việc khai thác Pi vẫn sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất máy, không làm cạn kiệt pin và đặc biệt, không sử dụng dữ liệu mạng của người tham gia? Nghe thật khó tin phải không nào?

Tốc độ khai thác Pi sẽ tỉ lệ nghịch với số người tham gia vào cộng đồng để tạo độ khó trong việc khai thác. Nếu càng nhiều người dùng, số Pi đào được sẽ càng ít đi. Tốc độ ban đầu là 3,1 Pi trong một giờ, nhưng khi cộng động này lên đến con số 10 triệu thành viên (vào cuối năm 2020, đầu năm 2021 đã hơn 13 triệu thành viên), tốc độ đào Pi đã giảm xuống chỉ còn 0,2 Pi trong một giờ.

3. Những dấu hiệu đáng nghi ngờ của Pi Network

Những dấu hiệu đáng nghi ngờ của Pi Network

Về mặt tổ chức nhân sự

Hiện tại, trên LinkedIn Pi Network giới thiệu đội ngũ nhân sự khoảng hơn 70 thành viên. Thế nhưng, những tài khoản cá nhân được cho là “thành viên” của dự án thực chất chỉ là những người tham gia với tên gọi “nhà giao dịch tiền điện tử”. Không có bất cứ chức danh cụ thể của một hệ thống tổ chức chuyên nghiệp đầy đủ các phòng ban như marketing, kế toán, kỹ thuật, giám đốc điều hành,…Điều này đã tạo nên bước nghi ngờ đầu tiên về mức màn đằng sau Pi Network.

Chưa có blockchain – công nghệ “xương sống” trong thế giới tiền điện tử

Nếu muốn hoạt động nghiêm túc như những nền tảng và tên tuổi khác, Pi cần ra mắt blockchain chính thức của mình. Đó được xem như bước đầu khi xây dựng tên tuổi, hình ảnh trên thị trường tiền kỹ thuật số để có thể tạo lòng tin ở nơi người dùng. Thế nhưng, Pi chỉ cam kết và hứa hẹn như một tổ chức hoạt động đa cấp thay vì những hành động cụ thể.

Bên cạnh đó, các ý kiến còn cho rằng người dùng chỉ đang tham gia vào việc xây dựng cộng đồng trong khi máy chủ khai thác Pi lại ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia chỉ được tặng Pi, chứ không phải một phần của mạng lưới. Vấn đề này đã dấy lên giá trị thực sự của Pi là gì?

Có khả năng xâm phạm và đánh cắp thông tin người dùng

Nhiều chuyên gia cảnh báo khi cho biết Pi có dấu hiệu xin hàng loạt các ID truy cập từ thiết bị, thông tin danh bạ, lịch sử cuộc gọi, bộ nhớ, xem tình trạng kết nối mạng, chặn các ứng dụng khác, chạy khi khởi động,…

Nhiều người dùng cảm thấy bất an và lo lắng trước những diễn biến này. Đặc biệt, tính năng chặn các ứng dụng khác còn được xem là vô cùng quan trọng trong dữ liệu người dùng khi nó có thể đánh cắp tài khoản và mật khẩu ngân hàng, theo các chuyên gia an ninh mạng cho biết.

Không những vậy, Pi Network còn bị phát hiện khi liên tục gửi các gói dữ liệu bất thường cho bên thứ ba là “socialchain.app” và “rayjump.com”.

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: