Gần đây trên các con đường, sạp hoa quả xuất hiện rất nhiều biển hiệu bán quả Mắc Cọp. Rất nhiều bạn còn chưa phân biệt được 2 loại quả Mắc Cọp và quả Lê bởi vì hình dáng của chúng tương tự nhau. Trong bài viết này, Biết Tuốt sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu về quả Mắc Cọp và phân biệt trái Mắc Cọp với quả Lê với nhau!
Mục Lục
Quả Mắc Cọp là quả gì?
Trái Mắc Cọp là một loại quả đặc sản của vùng núi Tây Bắc, đặc biệt nổi tiếng nhất là vùng cao Sìn Hồ, Lai Châu. Quả Mắc Cọp còn được gọi là với những cái tên khác như trái lê rừng, quả lê nâu.
Loại quả này được có nguồn gốc xuất sứ tại Hàn Quốc và được nhân rộng ra thế giới, rồi du nhập về Việt Nam. Quả mắc cọp có 2 loại: một loại vỏ xanh, một loại vỏ nâu.
Tên gọi thú vị Mắc Cọp được bắt nguồn với nhiều giả thuyết khác nhau:
- Có người cho rằng quả mắc cọp khi còn xanh có vị chát, khiến cho người ăn cảm thấy như bị mắc cọp (mắc cổ)
- Có người thì cho rằng là do quả mắc cọp có hình dạng và màu sắc giống quả lê nhưng nhỏ hơn nên được gọi là mắc cọp (tức là lê nhỏ).
- Có người thì cho rằng quả Mắc cọp có vỏ ngoài hoa văn như giống con cọp nên được người dân vùng cao đặt tên là Mắc Cọp.
Theo mình thì Cái tên Mắc Cọp được bắt nguồn từ ngôn ngữ địa phương của người dân vùng cao Tây Bắc để giúp người nghe không bị nhầm lẫn với quả Lê. Vì 2 loại quả này rất giống nhau.
Phân biệt quả Lê và Mắc Cọp
Trái Lê và quả Mắc Cọp có hình dạng và vị rất giống nhau. Chính vì vậy cũng có rất nhiều người nhầm lẫn và không thể phân biệt hai loại quả này. Tuy nhiên đây là 2 loại quả hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể phân biệt trái lê và mắc cọp qua các đặc điểm sau:
- Hình dáng: Quả mắc cọp có kích thước nhỏ hơn quả lê. Phần vỏ ngoài sần sùi hơn và dày hơn. Thường có màu vàng nâu hoặc nâu xanh chứ và hoa văn giống như da cọp với những chấm trắng. Còn quả Lê có kích thước to hơn, phần vỏ ngoài mịn và nhẵn hơn, thường có màu vàng đẹp hơn với các chấm đen.
- Về hương vị: Quả mắc cọp có vị ngọt nhẹ, xen lẫn vị chua thanh. Lúc còn xanh thì vị chát. Quả lê thì có vị ngọt đậm hơn, không có vị chua. Khi ăn quả lê thì sẽ có cảm giác sơ hơn, xốp hơn quả mắc cọp. Phần thịt của quả lê có màu trắng đẹp hơn, còn quả mắc cọp lại có màu trắng ngà.
Mùa mắc cọp là bao giờ?
Cây mắc cọp trồng tại vùng núi Tây Bắc thường là do người dân sử dụng phương pháp ghép gốc cây lê và mầm cây mắc cọp với nhau. Nếu chưa có quả thì bạn rất khó để phân biệt được cây mắc cọp và cây lê.
Tuy nhiên, cây mắc cọp có phần lá nhỏ hơn và dày hơn cây lê, hoa mắc cọp màu trắng rất đẹp thành từng trùm 3 đến 5 bông. Cây mắc cọp ra hoa vào mùa xuân tạo thành khung cảnh cánh đồi trắng tinh khôi, hoa mắc cọp còn có mùi hương thơm nhẹ. Đây là khoảng thời gian rất đẹp để khách du lịch tham quan vườn mắc cọp để chụp ảnh, sống ảo.
Mùa mắc cọp thu hoạch chính vào tháng 7, với vị chua thanh xen lẫn vị ngọt mà đây là một loại quả rất được ưa chuộng vào mùa hè tại Việt Nam.
Giá trị dinh dưỡng của quả mắc cọp
Trái mắc cọp rất tốt cho sức khỏe. Nó có thành phần dinh dưỡng khá giống trái lê, chứa nhiều chất sơ, vitamin A, B, C rất có lợi cho đường tiêu hóa và cải thiện sức khỏe.
Trái mắc cọp có một chất rất đặc biệt đó là phloretin flavonoid. Đây là chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng các khối u trong cơ thể. Trái mắc cọp có tính mát, lành nên rất tốt cho sức khỏe.
Bà bầu, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn mắc cọp bình thường. Trái mắc cọp có tác dụng giảm ốm nghén, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều trái mắc cọp vì loại quả này chứa nhiều calo và đường tự nhiên dễ gây tiểu đường thai kỳ.
Một lưu ý nữa khi đó là trái mắc cọp có tính axit cao nên hãy ăn sau bữa ăn hoặc đã ăn lót gì đó để tránh làm đau dạ dày.
Một số cách chế biến quả mắc cọp thú vị
Nếu bạn chỉ biết gọt vỏ vài bổ mắc cọp lên đĩa để ăn thì sau đây sẽ là một số cách chế biến mắc cọp khiến bạn thích thú:
- Trái mắc cọp ngâm rượu: Bạn chỉ cần rửa sạch quả mắc cọp, gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ và cho vào bình ngâm cùng với đường và rượu trắng. Để trong khoảng 2-3 tuần cho quả ngấm rượu và rượu ngấm quả. Sau đó bạn có thể thưởng thức quả mắc cọp ngon ngọt và rượu thơm nồng.
- Trái mắc cọp chua ngọt: Đây là một món ăn vặt hoặc tráng miệng ngon miệng. Bạn chỉ cần rửa sạch quả mắc cọp, gọt bỏ vỏ, xắt lát mỏng và cho vào nồi nấu cùng với đường, nước chanh và nước cốt dừa. Nấu nhỏ lửa cho đến khi quả mềm và nước sệt lại. Bạn có thể ăn ngay hoặc để nguội trong tủ lạnh để ăn lạnh.
Kết luận:
Trên đây là những điều thú vị mà mình muốn chia sẻ với bạn về trái Mắc Cọp. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết cách phân biệt được quả mắc cọp với quả lê cũng như hiểu tường tận những khía cạnh về trái mắc cọp từ: tên gọi, đặc điểm, tác dụng,…
Hãy chia sẻ những điều thú vị về trái mắc cọp hoặc để lại câu hỏi nếu bạn còn thắc mắc ở phần bình luận bài viết! Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hãy đọc thêm các bài viết hay dưới đây:
Các loại rau củ quả tốt nhất cho người bị tiểu đường
Top 10 loại ớt cay nhất thế giới
Những loại trái cây không dành cho người muốn giảm cân
Vì sao cây Trinh nữ cụp lá khi có người chạm vào
Muốn tránh rắn vào nhà thì đừng trồng những loại cây này