Rèn luyện tính tự lập ở trẻ ngay bây giờ hoặc không bao giờ

Càng sống trong xã hội hiện đại như ngày nay thì việc rèn luyện tính tự lập ở trẻ từ sớm lại càng cần thiết. Đối với trẻ em, để có thể rèn khả năng tự lập thì không phải là chuyện ngày một ngày hai, nó cần đến một quá trình. Đặc biệt là cần sự đồng hành, kiên trì, nhẫn nại và kế hoạch cụ thể theo từng độ tuổi của bố mẹ. Rèn luyện tính tự lập ở trẻ ngay bây giờ hoặc không bao giờ, bố mẹ có thể lên kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn như dưới đây. 

 Rèn tính tự lập ở trẻ giai đoạn từ 5 – 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, nếu bé khóc không phải đòi bú, mà chỉ đơn giản là mong muốn sự có mặt của bạn, thì bạn không nên bế bé lên ngay lập tức. Hãy để 1- 2 phút để bé tự điều chỉnh cảm xúc của mình khi không có mặt bạn. Khi đến, bạn chưa cần bế bé lên ngay mà chỉ cho bé biết sự có mặt của mình ở đó.

Tự lập cho trẻ
Rèn tính tự lập cho trẻ sớm để con phát triển tốt hơn

Hoặc khi con bắt đầu biết bò hoặc đứng chựng được, bố mẹ cũng ít bế bồng bé hơn để rèn tính tự lập cho trẻ. Hãy dành thời gian và không gian cho con để bé sử dụng và phát triển các cơ, điều này cũng giúp cho trẻ phát triển khả năng nhận thức độc lập. Khi trẻ bắt đầu bước sang 10 tháng tuổi, bố mẹ có thể dạy bé uống nước hoặc sữa bằng ly hai quai thay vì bằng bình, để đến 12 tháng bé có thể tự cầm uống độc ập.

Giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi cần rèn luyện tính tự lập như thế nào?

Từ 15 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có nhiều hứng thú hơn với cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Ví dụ như việc mặc quần áo mặc dù trẻ vẫn cần bạn hỗ trợ. Hãy khuyến khích trẻ đưa chân vào ống quần hoặc đưa tay vào ống tay áo. Có thể bạn sẽ gặp phải sự bực tức của bé, bạn cứ để yên cho trẻ 1 – 2 phút và sau đó hỏi trẻ từng bước trẻ muốn mặc vào như thế nào. Bố mẹ có thể tập cho trẻ nói đồng ý hoặc không với một hành động nào đó khi trẻ bước sang tháng thứ 15 thay vì để trẻ tự nhiên dùng cử chỉ như gật đầu hoặc lắc đầu hoặc dùng cảm xúc như khóc, la khi không đồng ý.

Tự lập cho trẻ
Tạo cho trẻ những thói quen tự lập khi còn bé

Từ 18 tháng tuổi, hoặc khi trẻ bắt đầu đi vững, bạn dạy trẻ cách dẫn bạn đến vật gì trẻ mong muốn hoặc cầm vật đó đến bạn nếu trẻ muốn mở/sửa thay vì trẻ chỉ từ xa và la khóc đòi bạn làm cho. Từ 18- 36 tháng tuổi, trẻ sẽ hiểu một số quy trình đơn giản như rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi (bạn chỉ cần hướng dẫn đơn giản 2 bước là chà hai bàn tay vào nhau dưới vòi nước, khi trẻ thuần thục bạn có thể hướng dẫn thêm bước thoa xà phòng).

Khi trẻ từ 18 tháng trở lên, bố mẹ nên hướng dẫn con dùng cách ghép 2-3 từ lại để diễn tả sự mong muốn thay vì dùng cử chỉ hoặc cảm xúc. Bạn cũng nên dạy con cách cho đồ chơi trên sàn vào giỏ như một hoạt động chơi chứ đừng đặt nặng với trẻ.

Ở giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở lên, để rèn luyện tính tự lập cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số quy trình: Đánh răng xong bỏ bàn chải vào ly, sáng ngủ dậy và tối đi ngủ vào 1 giờ cố định, uống sữa và ăn bánh xong phải bỏ vào sọt rác, về nhà cần để giày/dép đúng nới quy định… Những quy trình này bố mẹ hãy làm mẫu và kiên nhẫn dạy con làm theo, lặp đi lặp lại hằng ngày để con nhớ và thuần thục.

Rèn khả năng tự lập cho trẻ từ 4 – 7 tuổi

Ở độ tuổi này trẻ cần hiểu rõ từng bước của quy trình nào đó, càng trực quan càng tốt cho trẻ. Một số việc cần làm và đưa vào quy luật cho trẻ như: Đánh răng, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, dọn dẹp đồ chơi, tự chọn quần áo khi ra ngoài và nêu lí do vì sao chọn, dạy trẻ cách dùng muỗng và đũa kết hợp…Bạn có thể in hình ảnh những quy trình này ra giấy và dán lên khu vực dễ thấy để khuyến khích trẻ.

Dạy bé tự lập
Dạy bé tham gia các hoạt động tập thể

Từ 5 tuổi, bạn nên để trẻ quyết định trong một số tình huống và hỏi trẻ lí do đưa ra quyết định đó. Trẻ cần được dạy trình bày điều trẻ muốn và tránh đáp lại điều trẻ muốn chỉ vì sợ trẻ la khóc, điều này sẽ khiến trẻ mặc định, la khóc sẽ đáp ứng được điều mình muốn. Khi chơi trò chơi hoặc làm điều gì đó, khuyến khích trẻ làm từng bước và cố gắng làm hết từ dễ đến khó. Tạo cho trẻ động lực bằng cách hạ mục tiêu ngắn và vừa tầm với trẻ. Tránh làm cho trẻ những điều khó và để cái dễ cho trẻ làm.

Rèn luyện cả tính tự lập ở trẻ trong các hoạt động tập thể của gia đình như cùng mẹ dọn bàn ăn, ăn xong tự mang bát vào bếp. Quy định về thời gian và khu vực được xem tivi,điện thoại. Khi nào thì cả nhà cùng trò chuyện và không sử dụng công nghệ.

Rèn trẻ tự lập
Đồng hành cùng con trong quá trình rèn tự lập cho trẻ

 Rèn tính tự lập cho trẻ nếu bạn không làm ngay thì mọi việc sẽ trở nên quá muộn. Rèn luyện tính tự lập cho con từ bé là cách mà các bà mẹ hiện đại đang làm để giúp con có thể phát triển cả về trí não lẫn cảm xúc. Các mẹ nhà mình đã áp dụng cho con chưa?

 

 

 

5/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: