Chắc chắn bạn đã từng nghe qua cụm từ “san hô” ở đâu đó một lần. Vậy bạn có đang thắc mắc: San hô là gì? có những loại san hô nào? Chúng là động vật hay thực vật? Để trả lời cho những câu hỏi trên. Cùng Biết Tuốt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
San hô là gì?
San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Một “đầu” san hô thực tế được tạo từ hàng ngàn cá thể polip có cấu tạo gen giống hệt nhau, mỗi polip chỉ có đường kính vài milimet. Sau hàng ngàn thế hệ, các polip này để lại một khung xương là đặc trưng về loài của chúng. Mỗi đầu san hô phát triển nhờ sự sinh sản vô tính của các polip. San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kì từ một đến vài đêm liên tiếp trong kì trăng tròn.
Tuy san hô có thể dùng các tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc hại hoặc sử dụng xúc tu để bắt phù du, nhưng san hô thường hấp thu dưỡng chất từ loại tảo đơn bào cộng sinh có tên tảo vàng đơn bào (zooxanhthella). Do đó hầu hết san hô phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời để phát triển.
Phân loại san hô
San hô có hai phân loại: san hô cứng và san hô mềm. Có khoảng 800 loài san hô cứng được biết đến. Còn được gọi là san hô ‘xây dựng rạn san hô’.
San hô mềm bao gồm: quạt biển, lông biển và roi biển. Không có bộ xương đá vôi như những loài khác. Thay vào đó chúng phát triển lõi giống như gỗ để hỗ trợ và vỏ thịt để bảo vệ.
San hô mềm cũng sống thành từng đàn, thường giống với thực vật hoặc cây cối có màu sắc rực rỡ. Và rất dễ phân biệt với san hô cứng vì các polyp của chúng có các xúc tu xuất hiện với số lượng là 8 và có vẻ ngoài giống lông vũ đặc biệt.
San hô mềm được tìm thấy trong các đại dương từ xích đạo đến cực bắc và cực nam. Thường là trong các hang động hoặc gờ đá. Tại đây, san hô mềm thả mình để chụp thức ăn xuôi theo dòng chảy. Đây thường là đặc trưng của những nơi này.
San hô là động vật hay thực vật?
San hô thường sinh trưởng trong vùng biển nông, nước ấm, có dòng chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch. Do phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng và những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ nên tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây gây ra hiểu lầm san hô là thực vật.
Nhưng thực tế san hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang, có hai lá phôi, thường dùng xúc tu quanh miệng dùng để bắt mồi. Tuy nhiên 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đồng thời hoạt động này cũng góp phần cung cấp oxy cho môi trường. Cũng vì vậy mà một số người hiểu lầm san hô là một loài thực vật tự dưỡng quang hợp.
Tổng kết
Hiện nay, việc nghiên cứu sâu hơn và bảo vệ các rạn san hô là gì rất quan trọng. Một phần lớn là do thế giới đã mất gần 20% các rạn san hô. Ngày nay nhiều rạn san hô khác đang bị đe dọa. Ô nhiễm và nhiệt độ đại dương tăng là hai nguyên nhân chính gây mất rạn san hô. Đây là một vấn đề có thể ảnh hưởng lâu dài đến con người và các loài sinh vật biển. Cả ô nhiễm và nước ấm lên đều có thể gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô.
Xem thêm:
Điểm mặt những loài động vật có vẻ ngoài giống nhau như anh em sinh đôi