Tại sao chim đậu trên dây điện mà không bị điện giật?

 Chúng ta vẫn thường nhìn thấy hình ảnh những chú chim nhỏ đậu trên dây điện cao thế và chúng ta thắc mắc rằng tại sao chúng vẫn có thể thản nhiên trên dây mà không hề bị điện giật. Nếu phải con người thì chắc đã “cháy đen thui” rồi. Phải chăng loài chim có một sức mạnh nào đó? Mời bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây của Biết Tuốt.

Chim đậu trên dây điện nhưng không hề bị điện giật

Chim có thể nhầm tưởng rằng dây điện là cành cây nên cứ ùn ùn kéo nhau về đậu. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều chim đậu trên dây điện, đặc biệt là trên cả điện trung thế và cao thế nhưng không bị giật.  Về cơ bản, con người chúng ta và động vật bị điện giật là do dòng điện có cường độ lớn chạy qua cơ thể khi có sự chênh lệch về điện thế đủ lớn và gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

chim
Chim đậu trên dây điện nhưng không bị giật

Những con chim đậu trên dây điện trần, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.

Trên thực tế, khi chạm vào dây trần có dòng điện thì dòng điện sẽ chạy qua cơ thể người hoặc chim nhưng còn tùy thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua lớn hay bé mà người hoặc chim có thể bị giật hay không. Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó.

chim đậu dây điện
Chim đều đậu hai chân trên cùng một dây điện

Người ta tính được rằng, khi chim đứng trên dây trần tải điện, hai chân của chim cùng bấu trên một đường dây dẫn cách nhau khoảng 5cm thì điện trở của dây cáp nhôm trong khoảng này cỡ 1,63.10-5W, hiệu điện thế giữa hai chân của chim chỉ vào khoảng 5,3.10-3V , còn điện trở của cơ thể chim khoảng 10000W.

Điện trở của cơ thể chim và điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là mắc song song, với số liệu đó thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chim chỉ khoảng 5,3.10-7A, dòng điện yếu như vậy khi chạy qua cơ thể chim không hề nguy hiểm gì cho chim cả.

chim đậu
Điện trở của cơ thể chim và điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là mắc song song

Khi con người đứng dưới đất, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với dây điện dương của nguồn điện và tạo thành mạch điện. Lúc đó dòng điện sẽ truyền từ cơ thể xuống đất khiến chúng ta bị giật tê người. Nhưng nếu chúng ta đứng trên mộ miếng gỗ cách điện hay đi giầy dép có đế bằng cao su thì dù có sờ vào đây điện dương cũng sẽ không sợ bị giật điện.

Trạng thái lúc đó của bạn cũng giống như một con chim  đậu trên dây điện. Với những nguyên lý này mà người thợ điện có thể thao tác đấu nối hay sửa chữa đây điện an toàn dù cho trên dây có thể vẫn có điện.

 

Xem thêm: 

Tại sao chim Cánh Cụt không thể sống ở Bắc Cực?

Tại sao một số loài chim lại bay theo đội hình chữ V?

Điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ băng trên trái đất tan ra chỉ trong một ngày?

 

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: