Tại sao Mây nặng cả trăm tấn mà lại bay được?

Mây thì ai cũng biết, ai cũng thấy hàng ngày, nó như 1 hiện tượng tự nhiên mà ít ai để ý, mọi người chỉ để ý khi có những đám mây có hình thù kỳ quái, hoặc những ngày nắng gắt mà được đám mây dông… nhưng có khi nào bạn thắc mắc rằng: Mây là gì? tại sao lại có mây? và những đám mây khổng lồ nặng cả nghìn tấn tại sao lại bay lơ lửng mà không rơi? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mây là gì? Tại sao lại có mây?

Theo Wiki: Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy. Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy mây màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.

Sự hình thành của mây và mưa

Mây trên các hành tinh khác thông thường chứa các loại chất khác chứ không phải nước, phụ thuộc vào các điều kiện của khí quyển của chúng (thành phần khí và nhiệt độ).

Mây được tạo thành trong những khu vực không khí ẩm bị làm lạnh, nói chung là do bay lên.

Mây nặng bao nhiêu và tại sao Mây có thể bay lơ lửng?

Theo Peggy LeMone – nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Kỳ cho biết lượng nước có trong một đám mây nhỏ có khối lượng khoảng 500 tấn. Để có thể hiểu đơn gian hơn, chúng ta hãy liên tưởng đến những con voi đồng cỏ Châu Phi trưởng thành. Giả sử một con voi nặng  từ 5-6 tấn, nghĩa là lượng nước trong một đám mây tích kể trên nặng tương đương với khoảng 100 con voi. Một con số đáng kinh ngạc.

1 đám mây có thể bằng 100 con voi châu phi
1 đám mây có thể bằng 100 con voi châu phi

 

Vì sao Mây có thể bay lơ lửng trên mà không bị rơi xuống đất, dù khối lượng rất lớn?

Cũng theo nhà khoa học LeMone giải thích rằng các phân tử nước cấu tạo nên những đám mây thì không có kích thước như một con voi mà chúng nhỏ hơn rất rất nhiều lần và những phân tử nước này trôi nổi trên những luồng khí ấm từ dưới dâng lên. Nghe có vẻ khá khó hiểu nên bạn có thể tham khảo đoạn giải thích ngắn dễ hiểu hơn dưới đây:

“Hơi nước vốn nhẹ hơn không khí nên bốc lên trên không khí nhưng nó vẫn là vật chất nên bị lực hút của Trái Đất giữ lại ở phía trên không khí. Nước là vật chất nặng hơn không khí nên chịu tác động của lực hấp dẫn sẽ chìm xuống phía dưới lớp không khí bao quanh Trái Đất. Đây là lý do tại sao nước lại thấm xuống đất mà không rơi ngược lên trên trời.

Mây là hơi nước tích tụ, một dạng trung gian giữa hơi nước và nước. Nó đủ nhẹ để lơ lửng trên không và đủ nặng để không bốc lên trên cùng của khí quyển Trái Đất. Và độ cao của mây ngoài các tác động của áp suất, nhiệt độ không khí phía dưới còn do mức độ tích tụ hơi nước của chính nó nữa. Khi mức độ tích tụ cực đại thì hơi nước sẽ kết thành giọt nước và hẳn nhiên là rơi xuống đất tạo thành mưa.”

Những đám mây khổng lồ
Những đám mây khổng lồ

Ngoài ra, LeMone còn cho biết rằng bà biết rõ điều này nhưng bản thân rất bất ngờ về khối lượng của 1 đám mây khi bắt đầu nghiên cứu nó. Trong quá trình tìm hiểu sâu hơn nữa, LeMone còn tính ra rằng lượng nước trong một cơn bão nhỏ tương đương với khối lượng của 200 nghìn con voi cộng lại – một con số gây sửng sốt với nhiều người.

Thậm chí, nếu đó là cơn bão cấp 8 trở lên, con số càng ấn tượng hơn nữa: “Bốn triệu con voi!”. Điều đó nói lên rằng lượng nước có trong môt cơn bão nặng hơn tất cả số voi đang sinh sống trên Trái Đất hoặc có lẽ là ngang bằng tất cả số voi đã từng sinh sống trên hành tinh.

Màu sắc của Mây nói lên điều gì?

Màu sắc của mây cho ta biết nhiều về những gì đang diễn ra trong mây.

Mây tạo thành khi hơi nước bốc lên, gặp lạnh và ngưng tụ trong không khí như những giọt nhỏ. Các hạt nhỏ này là tương đối đặc và ánh sáng không thể đi sâu vào trong mây trước khi nó bị phản xạ ra ngoài, tạo cho mây có màu đặc trưng là màu trắng. Khi mây dày hơn, các giọt có thể liên kết lại để tạo ra các giọt to hơn, sau đó khi đủ lớn, chúng rơi xuống đất như là mưa. Trong quá trình tích lũy, không gian giữa các giọt trở nên lớn dần lên, cho phép ánh sáng đi sâu hơn nữa vào trong mây. Nếu như mây đủ lớn, và các giọt nước đủ xa nhau, thì sẽ có rất ít ánh sáng mà đã đi vào trong mây là có khả năng phản xạ ngược trở lại ra ngoài trước khi chúng bị hấp thụ. Quá trình phản xạ/hấp thụ này là cái dẫn đến một loạt các loại màu khác nhau của mây, từ trắng tới xám và đen.

Mây ngũ sắc trên bầu trời Hà Nội
Mây ngũ sắc trên bầu trời Hà Nội

Các màu khác xuất hiện tự nhiên trong mây. Màu xám ánh lam là kết quả của tán xạ ánh sáng trong mây. Trong quang phổ, màu lam và lục là có bước sóng tương đối ngắn, trong khi đỏ và vàng là có bước sóng dài. Các tia sóng ngắn dễ dàng bị tán xạ bởi các giọt nước, và các tia sóng dài dễ bị hấp thụ. Màu xám ánh lam là chứng cứ cho thấy sự tán xạ được tạo ra bởi các giọt nước có kích thước đạt tới mức độ tạo mưa có trong mây.

Đám mây khổng lồ trên bầu trời nước mỹ
Đám mây khổng lồ trên bầu trời nước mỹ

Những màu xấu được quan sát trước khi có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Màu ánh lục của mây được tạo ra khi ánh sáng bị tán xạ bởi nước đá. Các đám mây cumulonimbus có màu ánh lục là dấu hiệu của mưa to, mưa đá, gió mạnh và có thể là vòi rồng.

Màu mây ánh vàng hiếm hơn, nhưng có thể diễn ra trong các tháng từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu do cháy rừng. Màu vàng có lẽ tạo ra do sự hiện diện của khói.

Mây đỏ, da cam, hồng xảy ra chủ yếu vào lúc bình minh hay hoàng hôn, và chúng là kết quả của sự tán xạ ánh sáng của khí quyển. Mây tự bản thân nó không có những màu này, chúng chỉ phản xạ các tia sóng dài (không tán xạ) của ánh sáng là những bước sóng chính trong khoảng thời gian đó.

Xem thêm:

Cầu vồng là gì? nguyên nhân hình thành cầu vồng?

Hiện tượng mưa đá là gì? Dấu hiệu nhận biết sắp có mưa đá

 

4.9/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: