Tại sao Việt Nại chiến thắng chống dịch Covid-19? Những bài học để lại ?

Phát biểu trước Quốc hội ngày 13/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, dân số Việt Nam đông nhưng cả nước ghi nhận 333 ca nhiễm (tính đến hết sáng 13/6), chưa có ca tử vong, chỉ còn 10 người đang điều trị. Đã qua 58 ngày, Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng

Tại sao Việt Nại chiến thắng chống dịch Covid-19 Những bài học để lại

Cũng trong khoảng thời gian 58 ngày này, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới tăng từ khoảng 2 triệu người mắc lên 7,7 triệu người mắc; số ca tử vong từ 135.000 lên 428.000. Có nghĩa là, trong 58 ngày Việt Nam không có thêm ca mắc nào trong cộng đồng thì thế giới đã thêm 5,6 triệu ca mắc và thêm gần 300.000 ca tử vong.

Chỉ tính 24 giờ qua, thế giới đã có thêm trên 130.000 ca nhiễm, hơn 4.000 ca tử vong. Trên thế giới đã có 16 nước ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm; 59 nước có trên 10.000 ca nhiễm; 122 nước có trên 1.000 nhiễm.

Việt Nam hiện đứng thứ 155/214 quốc gia/vùng lãnh thổ về số ca nhiễm và là 1 trong 30 quốc gia/vùng lãnh thổ chưa có người tử vong vì COVID-19. Trong khi dân số của Việt Nam là gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới.

Những những bài học Việt Nam để lại trong cuộc chiến chống COVID-19

1, Đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống y tế công cộng (ví dụ, các trung tâm điều hành khẩn cấp và hệ thống giám sát) sẽ giúp các quốc gia có bước khởi đầu trong việc quản lý các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả. Việt Nam đã học được những bài học từ SARS và cúm gia cầm, và các quốc gia khác có thể học được những bài học tương tự từ đại dịch COVID-19.

2. Hành động sớm, từ việc đóng cửa biên giới và mang khẩu trang cho đến xét nghiệm và giãn cách xã hội, sẽ giúp hạn chế sự lây lan trong cộng đồng trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát.

3. Thông tin rõ ràng là rất quan trọng. Một tường thuật rõ ràng, nhất quán và nghiêm túc là điều quan trọng trong suốt quá trình phòng chống dịch.

4. Truy vết kỹ sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược ngăn chặn có mục tiêu.

5. Tổ chức cách ly dựa trên mức độ phơi nhiễm, thay vì chỉ cách ly đối với người có triệu chứng, có thể làm giảm sự lây truyền cả người không có triệu chứng và có triệu chứng. Cụ thể, việc xét nghiệm và cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế là một chính sách hiệu quả.

6. Cách tiếp cận toàn xã hội một cách mạnh mẽ, thu hút các bên liên quan, đa ngành đa lĩnh vực vào quá trình ra quyết định và khuyến khích sự tham gia gắn kết với các giải pháp thích hợp.

Hơn tất cả là người dân Việt Nam đều có ý thức chống dịch rất cao, đoàn kết, nghiêm túc tuân thủ và chấp hành các chỉ đạo của chính phủ và nhà nước đề ra.

Tại sao Việt Nại chiến thắng chống dịch Covid-19 Những bài học để lại (2)
Sinh viên Việt Nam luôn đeo khẩu trang và rửa tay bằng cồn

“Tất cả cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhiều lực lượng chức năng khác, nhưng đặc biệt là nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm, chúng ta đạt được thành công đó là do ngay từ ban đầu, với tất cả sự khiêm tốn của người Việt Nam, từ khi có những thông tin đầu tiên về dịch bệnh – lúc đó còn chưa biết tên virus, chưa đặt tên dịch bệnh thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành y tế, từ tháng 12/2019 tham vấn với các tổ chức quốc tế, lên kế hoạch để chống dịch rất căn cơ, bài bản theo đúng nguyên lý chống dịch đã được đúc kết kinh nghiệm từ các đợt chống dịch trước đây.

Tại sao Việt Nại chiến thắng chống dịch Covid-19 Những bài học để lại (3)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trong đại hội

Việt Nam là nước đưa ra các giải pháp sớm hơn một bước và cao hơn một bước so với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Ví dụ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mức độ căn bệnh này lây nhiễm hạn chế, chúng ta đã nâng lên mức lây nhiễm.

Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng khai báo y tế bắt buộc với tất cả người nhập cảnh từ vùng dịch. Các tổ chức, bạn bè quốc tế sau này đã đánh giá những biện pháp của Việt Nam rất đúng, rất sớm, rất kiên quyết và hiệu quả kinh tế cao nhất bởi tổng chi phí cho chống dịch chúng ta đến ngày hôm nay là rất thấp so với nhiều nước trên thế giới.

Nhưng tới đây, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn rất lớn. Phó Thủ tướng cho rằng, “chúng ta như trong cánh đồng trũng, nước ở ngoài sông lại cao hơn rất nhiều và vẫn tiếp tục mưa nên buộc phải giữ thật chặt. Nhưng chúng ta cũng không thể đóng cửa cực đoan mà phải thực hiện “mục tiêu kép”, song cần đảm bảo an toàn trước hết”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất cụ thể điều này.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, chúng ta càng thấy rõ một điều là mỗi một khi đất nước đứng trước thử thách lớn thì lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cùng những giá trị tốt đẹp nhất của mấy nghìn năm văn hiến lại bừng lên….

4.9/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: