Công nghệ ngày càng phát triển, công nghệ VR và AR lần lượt ra đời đã và đãng trở thành xu hướng được ưa chuộng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là sản xuất. Người dùng có thể chìm đắm và trải nghiệm công nghệ thực tế ảo hay phim 3D, game với sự hấp dẫn và mới lạ hơn bao giờ hết. Vậy AR và VR là gì, chúng có gì giống và khác nhau, được ứng dụng như thế nào?
Mục Lục
1. Công nghệ VR và AR là gì?
Định nghĩa về công nghệ VR và AR
VR (Virtual Reality) hay thực tế ảo là một công nghệ hiện đại được tích hợp cho các thiết bị công nghệ, điện tử. Google Cardboard, kính thông minh Samsung Gear VR, ứng dụng thiết kế website 3D cho nhiều lĩnh vực,… là ví dụ điển hình của công nghệ VR
AR (Augmented Reality ) hay còn được gọi là thực tế ảo tăng cường. Công nghệ này có khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Với công nghệ này, người dùng sẽ được trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế thông smartphone hoặc máy tính bằng khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Đây là công nghệ được phát triển dựa trên công nghệ VR
Các thiết bị hỗ trợ công nghệ VR và AR
-
Công nghệ VR
Bạn có thể điều khiển không gian ảo hóa thông qua ngôn ngữ cơ thể (chạy, cầm nắm, nhìn, gật đầu…) bởi khả năng tương tác với người dùng. Kính này sẽ bao trùm tầm nhìn của đôi mắt và phủ lrnr một lớp hình ảnh ảo hóa. Tuy nhiên còn phục thuộc vào từng chủng loại khác nhau mà có những tính năng đi kèm khác nhau
Giá bán kính VR hiện nay dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy chất lượng và tính năng của kính. Thậm chí chỉ với 100.000 đồng bạn cũng có thể sắm cho mình một chiếc kính VR nhưng chất lượng mà nó đem lại sẽ làm cho bạn khá thất vọng. Một số hãng kính VR phổ biến như: Google Cardboard, Samsung Gear VR, Lenovo VR và đặc biệt là Oculus Rift
-
Công nghệ AR
Không cần thêm bất kì thiết bị nào khác, công nghệ AR chủ yếu sử dụng phần mềm để xử lý các thuật toán mà không cần sử dụng các phần cứng VR. AR được sử dụng rất linh hoạt thông qua các thiết bị di động và không cần nhiều khảong trống để thực hiện.
2. So sánh tổng quan giữa công nghệ VR và AR
Công nghệ VR | Công nghệ AR | |
Các hoạt động |
Trải nghiệm ở thế giới thực có chèn thêm các yếu tố ảo | Trải nghiệm thế giới ảo với hình ảnh được kết xuất hoàn toàn bằng kĩ thuật số |
Thiết bị đi kèm | Thiết bị thực tế ảo | Thiết bị di động |
Ứng dụng | Thiên về giải trí và trải nghiệm cá nhân |
Ứng dụng mua hàng, dạy học |
3. Ứng dụng của công nghệ VR và AR
Ứng dụng của công nghệ AR
-
Trong giáo dục và đào tạo
Với những trải nghiệm thú vị và được tiếp xúc chân thực khác xa với lý thuyết khô khan, công nghệ AR đã tạo ra sự đột phá mới mẻ trong phương pháp giảng dạy. Ví dụ điển hình như sinh viên có thể nhìn thấy rõ các mô hình vật ảo như thật đã giải quyết được những vấn đề khó khăn về vị trí địa lý, mẫu thí nghiệm,….
-
Trong giải trí
Sự ra đời của công nghệ AR cũng làm đổi mới trong ngành giải trí, các game áp dụng công nghệ AR lần lượt ra đời và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Sự kết hợp của công nghệ AR và vị trí GPS để tìm người chơi và nhân vật trò chơi, làm tăng sự hấp dẫn và thu hút rất nhiều người. Và đặc biệt với sự tiện lợi, chỉ cần 1 chiếc smartphone người dùng có thể chơi game mọi lúc mọi nơi vô cùng thuận tiện giúp người dùng dễ dàng giam stress khi làm việc
-
Trong bán hàng
Với sự ra đời của công nghệ AR, các chiến dịhc truyền thông về sản phẩm và dịch vụ cũng trở nên sinh động, thú vị hơn, Khách hàngb được đắm chìm trong các trai ngiệm làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu hơn, hài lòng hơn và đưa ra quyết định mua hàng. AR đã hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp xúc với khách hàng và khách hàng cũng được tiếp xúc với doanh nghiệp và mang lại rất nhiều lợi ích
-
Trong truyền thông
Công nghệ AR làm cho các chương trình truyền thông của sản phẩm và dịch vụ được sinh động hơn và thông qua đó tại bất kig nơi đâu người dùng cũng có thể tương tác với sản phẩm. Công nghệ Ả trong truyền thông ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng và làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.
-
Trong y tế
Công nghệ AR có thể trực tiếp thăm dò cơ thể con người để điều trị, chữa bệnh. AR có thể tìm ra các vết tiêm và vết mổ chính xác hơn nhờ khả năng nhìn xuyên thấu cơ thể từ bên ngoài. NGoài ra nó còn có thể tìm được tĩnh mạch của bệnh nhân, có thể chuẩn đoán và kiểm tra tĩnh mạch võng mạc và giãn tĩnh mạc. Điều này mang lại cả lợi ích cho bệnh nhân và y tá khi vừa tiết kiệm được thời gian mà chất lượng và hiệu quả còn tăng lên
Ứng dụng của công nghệ VR
VR được ứng dụng hầu hết trong lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc… và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu- Giáo dục- Thương mại-dịch vụ. Y học, du lịch là lĩnh vực ứng dụng truyền thống của VR. Bên cạnh đó VR cũng được ứng dụng trong giáo dục, nghệ thuật, giải trí, du lịch ảo (Virtual Tour), bất động sản… hay thậm chí còn áp dụng trong cả lĩnh vực quân sự.
VR ngày càng phát triển, nhiều ứng dụng mới được ra đời như: giả lập môi trường game, tương tác ảo.Các game thủ sẽ thấy mình như được hòa mình vào thế giới không gian 3D với góc nhìn rộng lên tới 110 độ khi đeo kính thực tế ảo, thật hơn rất nhiều so với khi chúng ta ngồi trước màn hình máy tính với góc nhìn chỉ 45 độ
4. Kết luận
Công nghệ VR và AR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. VR và AR làm cải thiện khả năng nhận biết, thu hút khách hàng online đến với doanh nghiệp để lựa chọn, trải nghiệm sản phẩm và ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. AR và VR ngày càng phát triển hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp
Xem thêm:
Iot ( Internet of Things) ứng dụng trong ngành công nghệ ô tô như thế nào?