Vũ trụ ảo ( Metaverse ) là gì?

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet, Vũ trụ ảo ( Metaverse ) đã ra đời và có tác động lớn đến tương lai loài người. Vũ trụ ảo được kỳ vọng sẽ làm thay đổi trải nghiệm của con người, đem lại sức hấp dẫn cho người dùng internet trên toàn cầu.

Khái niệm vũ trụ ảo ( Metaverse )

khai-niem-vu-tru-ao-metaverse

Vũ trụ ảo hay còn gọi là Metaverse là một mạng lưới rộng lớn được tạo ra nhờ các ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR, internet,… Tại đó nó cho phép người dùng có thể tương tác không giới hạn để có những trải nghiệm chân thực

Một số ví dụ về vũ trụ ảo

Để có cái nhìn trực quan tốt nhất  về vũ trụ ảo (metaverse) trông như thế nào thì bộ phim Ready Player One, ra mắt năm 2011, do Steven Spielberg đạo diễn là một ví dụ điển hình.

Hoặc một ví dụ khác như khi người dùng trải nghiệm trong một trung tâm mua sắm ảo khổng lồ mà đó là không gian đó phù hợp để mua sắm 1 thiết bị kỹ thuật số nhưng 1 thời gian sau lại bán thiết bị đó tại một không gian ảo khác.   

vi-du-ve-vu-tru-ao

Vũ trụ ảo ( Metaverse) có nguồn gốc từ đâu?

Trong thời gian gần đây, thuật ngữ ( Vũ trụ ảo ) metaverse mới được biết đến nhưng cách đây từ rất lâu nó đã được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ” Snow Crash ” của Neal Stephenson vào năm 1992. Trong cuốn tiểu thuyết này, Metaverse được dùng để miêu tả thiết bị kế thừa thực tế ảo cho internet. Nó được miêu tả là một nơi thông qua Cyberpunk mà con người có thể tương tác qua lại với nhau.

vu-tru-ao-co-nguon-goc-tu-dau

Đặc điểm để nhận biết vũ trụ ảo ( Metaverse) là gì? 

Vũ trụ ảo (Metaverse) có những đặc tính nhất định để tách nó khỏi những trải nghiệm thực tế ảo biệt lập hoặc thế giới ảo thuần túy đang hiện hữu như sau:

  • Mở rộng quy mô lớn: Quy mô của Metaverse không bị giới hạn, có thể nói rộng như 1 vũ trụ 
  • Có thể tương tác: Con người có thể hòa mình vào trong thế giới metaverse và tương tác trong đó, điều này khác xa với hình ảnh. 
  • Kết xuất thời gian thực: Thời gian trong metaverse phải được đồng bộ với thời gian thực cho dù bạn có “online” hay không.
  • Thế giới ảo 3D: Thế giới trong metaverse được dựng trong một không gian 3D, tượng trưng cho “độ chân thực” của vũ trụ ảo.
  • Đồng bộ và liên tục của dữ liệu: Thế giới metaverse liên tục được cập nhật và đồng bộ đến tất cả người dùng.
  • Không giới hạn số lượng người dùng: Không giống như các trò chơi điện tử ngày nay, metaverse hướng tới một khái niệm to lớn hơn rất nhiều, nó đương nhiên không thể có giới hạn về dữ liệu hay người dùng.
  • Ý thức cá nhân về sự hiện diện: Người tham gia có ý thức về sự hiện diện của mình trong metaverse cho dù là dưới nhiều dạng khác nhau.
  • Tính sở hữu và nền kinh tế: Bạn sẽ có những quyền sở hữu và tài sản (ảo) nhất định và có thể được giao dịch trong các nền kinh tế trong thế giới số này khi tham gia vào Metaverse

Công nghệ đứng đằng sau sự bùng nổ của vũ trụ ảo (Metaverse)

  • Blockchain và tiền mã hóa

Khi công nghệ phát triển, ngày nay rất nhiều công ty chuyển đổi thành văn phòng trực tuyến. Con người sẽ được làm việc từ xa. Ứng dụng này được thực hiện nhờ các giải pháp phi tập trung và minh bạch cho bằng chứng về quyền sở hữu kỹ thuật số, khả năng sưu tầm trong thế giới số, chuyển giao giá trị, quản trị, khả năng tiếp cận và khả năng tương tác mà blockchain cung cấp.

  • Thực tế ảo VR và AR

cong-nghe-thuc-te-ao-vr-va-ar

Thực tế ảo tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) có thể mang đến cho chúng ta trải nghiệm thế giới ảo 3D sống động và hấp dẫn. Nhờ có VR mà máy tính có thể thể thiết lập ra một môi trường ảo hoàn toàn. Để khám phá môi trường này, gười dùng có thể sử dụng tai nghe, găng tay và cảm biến VR.

AR sử dụng các nhân vật và yếu tố kỹ thuật số trực quan để biến đổi thế giới thực. So với VR, AR dễ tiếp cận hơn và có thể dùng linh hoạt hơn trên đa số điện thoại thông minh hay thiết bị kỹ thuật số có máy ảnh.

  • Trí tuệ nhân tạo (AI)

tri-tue-nhan-tao-ai

AI được biết đến với khả năng xử lý nhiều dữ liệu với tốc độ cực nhanh. AI có thể cung câp kết quả kèm thông tin chi tiết duy nhất nhờ vào sự kết hợp với kỹ thuật máy học, các thuật toán AI có thể học hỏi từ các phép lặp trước đó. AI đang được các chuyên gia nghiên cứu khả năng ứng dụng AI để tạo ra những metaverse sống động và rộng lớn.

  • Tái tạo 3D

Một trong những thách thức đối với metaverse là việc tạo ra môi trường kỹ thuật số gần với thế giới thực nhất có thể là một trong những thách thức đối với metaverse. Nhờ sự trợ giúp của tái tạo 3D, metaverse có thể tạo ra những không gian chân thực và tự nhiên.

Chúng ta có thể biến thế giới thực thành không gian trực tuyến bằng cách kết xuất chính xác mô hình 3D chân thực của các tòa nhà, địa điểm hay vật thể thật thông qua máy ảnh 3D. Sau đó, dữ liệu không gian 3D và ảnh chụp 4K HD được chuyển đến máy tính để xử lý và tạo ra một bản sao ảo trong metaverse cho người dùng trải nghiệm. Bản sao ảo như vậy của các đối tượng trong thế giới thực còn được gọi là bản sao kỹ thuật số.

  • Internet vạn vật (IoT)

internet-van-vat-iot

Một trong những ứng dụng của IoT trên metaverse là thu thập và cung cấp dữ liệu từ thế giới thực. Điều này sẽ làm tăng độ chính xác của các yếu tố đại diện kỹ thuật số. Ví dụ: Nguồn cấp dữ liệu IoT có thể thay đổi cách hoạt động của một số đối tượng metaverse nhất định dựa trên thời tiết hiện tại hoặc các điều kiện khác.

Việc triển khai IoT có thể kết nối thế giới 3D một cách liền mạch với hàng loạt thiết bị trong đời sống thực. Điều này cho phép tạo ra các mô phỏng theo thời gian thực trong metaverse. Để tối ưu hóa hơn nữa môi trường metaverse, IoT cũng có thể sử dụng AI và máy học để quản lý dữ liệu thu thập được.

  • Mạng 5G

mang-5g

Internet hiện tại đã rất phát triển, tuy nhiên để tăng chất lượng truyền tải tốt các nội dung cùng lượng kết nối khổng lộ thì các đơn vị nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cho ra đời các công nghệ Internet khác nhau, ngày càng nhanh và tiện lợi hơn (công nghệ 5G hiện nay).

  • Big Data

big-data

Vũ trụ ảo đòi hỏi nền tảng kỹ thuật tiên tiến nhất, kết nối mạnh mẽ nhất và xây dựng một kho nội dung khổng lồ. Nền tảng dữ liệu lớn này đương nhiên đòi hỏi phải có công nghệ và kỹ thuật xử lý Big Data đi kèm theo.

Ứng dụng mà vũ trụ ảo mang lại 

  • Chăm sóc sức khỏe

ung-dung-cua-vu-tru-ao-trong-cham-soc-suc-khoe

Các chuyên gia y tế trên toàn cầu phối hợp với nhau trong các ca phẫu thuật khó thông qua tai nghe thực tế hỗn hợp của Microsoft và cũng có thể sử dụng HoloLens của Microsoft bằng cử chỉ tay và lệnh thoại để hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình quét, truy cập dữ liệu của  bệnh nhân và liên hệ với các chuyên gia khác. 

  • Giải trí 

ung-dung-cua-vu-tru-ao-trong-giai-tri

Qua kính thực tế ảo VR hoặc các trò chơi thực tế tăng cường AR, người dùng sẽ thích thú, mới mẻ hơn nhờ vũ trụ ảo mnag lại. 

  • Marketing 

Ứng dụng của vũ trụ ảo trong marketing giúp khách hàng tương tác được với những sản phẩm và công nghệ của doanh nghiệp. 

Kết luận

Vũ trụ ảo mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức, và có thể sẽ mnag lại nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai. Những bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số rào khản cần phải khắc phục để vũ trụ ảo được đi xa hơn như nguồn nhân lực: các kĩ sư, thiết kế, nhà quản trị,… hay một số thiết khác cần để phục vụ cho vũ trụ ảo 

Xem thêm:

Bạn có thực sự hiểu về BigData

Điện toán đám mây là gì ?

5/5 (3 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: